Tầng hầm được xem là công trình dễ bị thấm nước nhất, nếu không được xử lý chống thấm kịp thời và hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của kết cấu cũng như tính bền vững của công trình. Để nắm được nguyên nhân và các giải pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả, bạn nên tham khảo ngay những chia sẻ cụ thể dưới đây.
Nội Dung Chính
Nguyên nhân khiến cho tầng hầm bị thấm nước
- Do thiết kế chống thấm sơ sài, kiến trúc sư không có chuyên môn cao và không nắm rõ được đúng quy trình chống thấm, không đưa ra phương pháp chống thấm tốt ngay từ lúc đầu. Do vậy chỉ sau một thời gian ngắn đi vào sử dụng là công trình đã bị thấm nước.
- Do trong quá trình thi công xây dựng thì chất lượng bê tông không đảm bảo, bê tông kém chất lượng sẽ gây thấm. Bởi bản chất của bê tông thường có tính đàn hồi và giãn nở nên rất đặc chắc, không xuất hiện mao quản nếu thi công đúng kỹ thuật, vật liệu thi công chuẩn và đúng số lượng. Tuy nhiên nếu chất lượng bê tông kém sẽ gây nứt và gây thấm.
- Do quy trình thi công chống thấm dột ở tầng hầm kém chất lượng, các nhà thầu thường lựa chọn phương án chống thấm giá rẻ nên chất lượng không đảm bảo, thi công chống thấm theo kiểu chắp vá, thấm chỗ nào thì làm chỗ đó nên sẽ rất nhanh hỏng.
- Việc thay đổi thiết kế hoặc sửa chữa công trình không đúng cách cũng được xem là nguyên nhân khiến tầng hầng bị thấm nước. Bởi khi thay đổi kết cấu sẽ khiến các mạch ngừng giữa sàn với chân tường hoặc là điểm tiếp giáp ở các ống kỹ thuật đi xuyên đà, dẫn đến liên kết lỏng lẻo và là lý do gây ra thấm dột.
- Do tầng hầm là công trình nằm ngầm dưới đất, vì thế phải chịu tác động mạnh của các mạch nước ngầm cũng như hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng. Do đó càng làm tăng nguy cơ bị thấm nước.
- Do đường ống nước bị rò rỉ, lâu ngày không phát hiện và xử lý kịp thời dẫn tới thấm
- Thêm vào đó Việt Nam lại là quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có những thời điểm nồm kém dài, độ ẩm cao, nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa khá lớn nên dễ gây phá hủy bề mặt và cấu trúc vật liệu. Từ đó tạo điều kiện cho nước xâm nhập gây hiện tượng co giãn liên tục của kết cấu vật liệu mỗi khi thời tiết thay đổi.
- Xem thêm: chống thấm tầng hầm bằng sika
Các giải pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả
- Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý chống thấm tầng hầm khác nhau. Tuy nhiên trước khi thực hiện bất cứ giải pháp nào thì bạn cũng cần phải chuẩn bị bề mặt chống thấm cho tốt thì mới đem lại hiệu quả cao. Theo đó cần loại bỏ sạch hết tạp chất trên bề mặt, đục tẩy các vị trí lồi lõm, làm phẳng bề mặt, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ, các vết nứt lớn thì phải được trám lại bằng vữa có phụ gia.
* Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
- Đầu tiên cần quét lớp tạo dính bằng cách lu sơn mỏng và đều, giúp bao phủ kín bề mặt bê tông. Sau khi đã lớp tạo dính khô thì bạn tiến hành dán màng chống thấm.
- Nên lựa chọn dán màng chống thấm Bitum cho chống thấm tầng hầm là tốt nhất. Đảm bảo đảm bề mặt khò phải được úp xuống dưới.Đặt các cuộn vào đúng vị trí cần chống thấm rồi trải ra để chuẩn bị dụng cụ đèn khò thổi lên tấm trải.
- Cuốn ngược lại rồi từ từ trải ra làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas, như vậy sẽ giúp làm bề mặt tan chảy và giúp cho lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã tạo dính lót. Chú ý lướt ngọn lửa qua lại đều đặn vào bề mặt khò, đốt nóng diện tích bề mặt thi công và dán phần màng đã khò vào khu vực này.
- Nếu thấy bong bóng khí xuất hiện sau khi khò thì đâm thủng khu vực đó bằng các vật sắc nhọn cho tới khi thoát hết khí rồi dán đè tám khác lên với biên độ chồng là 50mm.
* Sử dụng màng chống thấm tự dính
- Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần trải màng chống thấm ra rồi bóc hết lớp ninon trên bề mặt màng, đem dán lên toàn bộ bề mặt cần thi công. Đây là loại màng chống thấm nguội tự dính, vì thế mà không cần tác dụng của nhiệt, biên độ chồng giữa các lần tiếp giáp là 70 -100 mm. Khi dán xong thì trát một lớp bê tông từ 3 đến 4cm lên toàn bộ bề mặt thi công để bảo vệ bề mặt màng chống thấm tốt hơn.
* Chống thấm tầng hầm bằng sản phẩm dạng quét
- Đầu tiên cần phải bão hòa nước để tránh bê tông háo nước dẫn đến vật liệu chống thấm sẽ không thấm sâu vào thân bê tông. Đồng thời bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng cùng với Sika latex hoặc Sika latex TH.
- Tùy thuộc theo từng công trình mà thi công 2 hoặc là 3 lớp để phủ kín bề mặt cần chống thấm. Lớp sau quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 – 24h), độ dày của mỗi lớp là 1mm, mỗi lớp là 1 – 2kg, khoảng 2 – 6 kg/m2.
Hy vọng, với những gì chia sẽ của suncogroupvn.com sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm.