Biện pháp xử lý tảo sợi trong ao nuôi tôm hiệu quả

Tảo sợi trong ao nuôi tôm nếu phát triển quá mức cho phép sẽ vô tình gây hại cho tôm, ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm nên cần xử lý kịp thời. Vậy xử lý tảo sợi trong ao tôm thế nào cho hiệu quả? Vấn đề này sẽ được chia sẻ cụ thể dưới đây, hy vọng giúp bà con chủ động áp dụng để đảm bảo cho tôm có môi trường tốt nhất phát triển.

Tảo sợi trong ao nuôi tôm là gì?

Tảo sợi là các loại tảo dạng đơn bào có dạng hình sợi. Bạn có thể quan sát thấy trên mặt ao tảo sợi có màu xanh và thường tụ thành các mảng lớn trên mặt ao. 

tảo sợi trong ao nuôi tôm

Tảo sợi thường được hình thành khi trong ao dư thừa các chất dinh dưỡng. Đồng thời tảo cũng là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm. Việc tồn tại của tảo sợi trong ao không chỉ tạo nguồn thức ăn phong phú cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, tốt cho môi trường ao nuôi cũng như sự phát triển của tôm.

Tuy nhiên khi tảo sợi phát triển quá mức cho phép thì sẽ gây hại cho tôm nên cần phải có những biện pháp can thiệp kịp thời 

Tảo sợi trong ao nuôi tôm nguy hại như thế nào?

Khi ao nuôi tôm xuất hiện quá nhiều tảo sợi sẽ gây ra những ảnh hưởng như:

  • Tảo sợi phát triển mạnh sẽ rút hết oxy của tôm, làm giảm lượng oxy trong ao và ảnh hưởng tới việc sinh trường và phát triển của tôm, tôm dễ chết do thiếu oxy.
  • Tảo sợi nhiều còn tạo ra khí NH3 cực kỳ độc hại dễ gây dịch bệnh cho tôm, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nước trong ao.
  • Tảo gia tăng số lượng có thể gây cản trở việc di chuyển, bơi lội của tôm ở trong ao, làm hạn chế phạm vị hoạt động của tôm.
  • Ảnh hưởng tới việc cho tôm ăn, thức ăn dễ bị tảo cuốn vào rồi chìm xuống đáy áo, tạo điều kiện cho tảo càng phát triển rồm rộ.
  • Tảo nhiều còn làm mất mỹ quan hồ ao, phù kín mặt ao.

Giải pháp xử lý tảo sợi trong ao nuôi tôm hiệu quả

Để xử lý tình trạng tảo sợ phát triển quá mức, các bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Cách 1: trực tiếp vớt tảo trong ao

Cách này đơn giản và nhanh chóng. Bởi tảo sợi thường sẽ tụ thành một mảng lớn ngay ở trên bề mặt cao. Do đó bạn có thể dùng lưới hoặc vợt để hớt bỏ hết các lớp tảo nổi này, tránh gây ảnh hưởng tới tôm. Tuy nhiên đây chỉ là cách tạm thời, bạn cần kết hợp với các biện pháp khác để kiểm soát tảo tốt hơn.

  • Cách 2: Tiến hành sục khí cho ao

Bên cạnh việc vớt tảo, bạn cần sục khí cho đáy ao. Làm như vậy để giúp kích thích chất photpho hấp thụ vào trong trầm tích, từ đó làm giảm lượng photpho để nuôi tảo, tảo sẽ dần chết đi do không đủ chất cung cấp. 

sục khí cho ao
sục khí cho ao
  • Cách 3: cho thêm rơm rạ vào trong ao

Để kiểm soát tốt sự phát triển của tảo thì bẹn có thể dùng rơm rạ. Cách này có khả năng ức chế sự phát triển của tảo mới. Lý do là bởi khi rơm rạ cho xuống ao mà tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và oxy sẽ sản sinh ra chất chống không cho tảo phát triển. Thật đơn giản, bạn chỉ cần cho 10 -25 gram rơm/m2 là được, có thể tăng nếu ao nhiều bùn.

  • Cách 4: bổ sung men vi sinh cho ao nuôi tôm

Bổ sung men vi sinh là biện pháp tiêu diệt tảo sợi và kiểm soát sự phát triển của tảo cực kỳ hiệu quả. Nguyên nhân là bởi thành phần của men vi sinh có chứa nhiều vi khuẩn cùng các enzyme thiết yếu sẽ giúp giảm sự phát triển của tảo. Đồng thời vi khuẩn và enzyme trong men vi sinh cũng sẽ tiêu thụ hết các chất dinh dưỡng trong ao, cắt đứt dinh dưỡng của tảo, vì thế tảo nhanh chóng chết và không thể phát triển.

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại men vi sinh khác nhau. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng chuyên cung cấp chế phẩm nuôi trồng thủy hải sản.

Xem thêm : Tác dụng của men vi sinh trong nuôi tôm

  • Cách 5: Sử dụng chất hóa học

Để diệt tảo nhanh chóng, bạn có thể nghĩ đến biện pháp sử dụng hóa chất (chất hóa học). Một số chất được phép dùng để diệt tảo trong nuôi tôm như CuSO4 hay C2H7CuNO+, thuốc nhuộm, Algaecide… Tuy nhiên để tránh gây độc hại, bà con cần sử dụng đúng liều lượng, đúng cách như nhà sản xuất quy định, tuyệt đối không tự ý dùng bừa bãi. 

Lưu ý: thay vì đối phó với tảo, các bạn có thể chủ động ngăn ngừa tảo ngay từ đầu bằng phương pháp nuôi tôm trong ao lót bạt màng chống thấm hdpe . Hình thức này giúp kiểm soát nước trong ao tốt, ngăn không cho tảo, rong, rêu phát triển, kiểm soát thức ăn hiệu quả, tôm chóng lớn.

Để được chia sẻ kỹ hơn về cách xử lý tảo sợi trong ao nuôi tôm, bà con có thể liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng: 0989 999 219 (call/zalo)

 

CHAT ZÉP LÀO