Tiêu chuẩn thí nghiệm băng cản nước

Thí nghiệm băng cản nước là công việc vô cùng quan trọng nhằm đánh giá chất lượng của băng cản nước có phù hợp và đáp ứng với yêu cầu công trình hay không. Vậy thì tiến hành thí nghiệm này như thế nào, tiêu chuẩn nào để đánh giá kết quả thí nghiệm này? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy tham khảo ngay chia sẻ dưới đây.

Đặc điểm của băng cản nước

Băng cản nước waterstop là vật liệu chống thấm dạng tấm đúc được sản xuất 100% từ nhựa PVC nguyên sinh độ bền cao. Sản phẩm được đánh giá cao về độ co giãn tốt, chống ăn mòn hoàn hảo, tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Tác dụng chính của băng cản nước là chống thấm cho công trình, ngăn chặn tình trạng rò rỉ nước, giúp bịt kín các khe nở khe co giãn.

thí nghiệm băng cản nước pvc màu vàng

So với các vật liệu chống thấm khác thì băng cản nước PVC có ưu điểm sau:

– Thi công đơn giản và dễ dàng hơn nhiều, giúp tiết kiệm công sức và thời gian thi công

– Chống thấm tuyệt đối, kể cả những công trình khắc nghiệt nhất

– Giảm tải tình trạng co ngót và hiệu suất nhiệt độ thủy hóa xi măng 

– Có khả năng tạo mạch ngừng trong quá trình thi công bê tông liền khối

– Giúp tiết kiệm được tối đa chi phí và tránh lãng phí nhiều cốt pha

– Độ bền cao, tuổi thọ hàng trăm năm

– An toàn, không độc hại, thân thiện với môi trường sống

Tại sao cần phải tiến hành thí nghiệm băng cản nước?

Nghị định 46/2015/NĐ-CP tại Điều 24 về quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng đã quy định rõ ràng tất cả các thiết bị cũng như vật liệu được sử dụng tại công trường xây dựng đều phải được thí nghiệm kiểm tra đầu vào. Trong đó, băng cản nước chính là một vật liệu xây dựng phổ biến dùng trong công tác chống thấm công trình nên cũng bắt buộc phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra đánh giá chất lượng.

Thí nghiệm băng cản nước được tiến hành dựa trên tiêu chuẩn TCVN 9407:2014 áp dụng cho loại băng chặn nước PVC dùng làm vật liệu chặn nước, chống thấm trong mối nối giữa các kết cấu bê tông đòi hỏi chống thấm trong công trình xây dựng.

Mục đích thí nghiệm băng chặn nước là để:

+ Xác định độ bền kéo

+ Xác định độ giãn dài khi đứt

+ Xác định độ cứng Shore A

+ Xác định khối lượng thể tích.

Nói chung là thông qua thí nghiệm băng chặn nước sẽ giúp các chủ công trình đánh giá xem chất lượng của băng cản nước đó ra sao, có đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện về chất lượng cho công trình hay không. Nếu như đáp ứng mới đưa vào sử dụng, còn nếu băng cản nước đó không đạt chỉ tiêu sẽ bị loại và thay thế bằng vật liệu khác.

thi công băng cản nước mạch ngừng

Việc cố tình sử dụng băng cản nước không đạt tiêu chuẩn thí nghiệm (tức là chất lượng kém) sẽ không đem lại hiệu quả chống thấm. Từ đó gây ảnh hưởng tới chất lượng chung của công trình, chỉ sau một thời gian sẽ xuống cấp, phá hủy công trình, gây ảnh hưởng tới người và của. Chính vì thế thí nghiệm băng chặn nước là việc quan trọng và cần thiết.

Thí nghiệm băng cản nước đạt tiêu chuẩn

Đầu tiên cần phải lấy mẫu thí nghiệm băng cản nước

– Mẫu thử này sẽ được chọn ngẫu nhiên từ một trong một lô sản phẩm. Hoặc cũng có thể lấy mẫu ở nhiều cuộn hay trong nhiều đơn vị sao cho việc lấy mẫu đại diện nhất.

– Sau đó tiến hành chia nhỏ những mẫu thử này thành những tấm mẫu có chiều dài tối thiểu 1m. Trong số các tấm mẫu này bạn chọn ngẫu nhiên từng mẫu để cung cấp cho từng phương pháp thử. Khi lấy mẫu thì bạn phải cân và ghi lại khối lượng từng viên mẫu thử.

–  Số lượng viên mẫu thử sẽ được quy định cụ thể như sau:

+ Khối lượng riêng: yêu cầu 3 mẫu

+ Độ cứng Shore A: cần 1 mẫu

+ Cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt: yêu cầu 3 mẫu

+ Thay đổi khối lượng sau khi lão hóa nhiệt, yêu cầu 3 mẫu thử

+ Độ bền hóa chất: Môi trường kiềm 3 mẫu và môi trường nước biển 3 mẫu

Tiến hành thí nghiệm băng cản nước

Băng cản nước sẽ được thí nghiệm các chỉ tiêu và các phương pháp thử như sau:

– Xác định độ sai lệch so với kích thước danh nghĩa: theo TCVN 7756-2:2007

–  Xác định khối lượng riêng: theo TCVN 4866:2007

–  Xác định độ cứng Shore A: theo TCVN 1595-1:2007

–  Xác định cường độ bền kéo: theo  TCVN 4509:2006

– Xác định độ giãn dài khi đứt: theo TCVN 4509:2006

– Xác định tỉ lệ thay đổi khối lượng sau khi lão hóa nhiệt: Phụ lục A của tiêu chuẩn này

– Xác định độ bền hóa chất theo phụ lục A

Lưu ý:  Để thí nghiệm băng cản nước nhanh chóng, hiệu quả và giá tốt, bạn nên lựa chọn các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay qua đường dây nóng: 0989 999 219

Xem thêm : Hướng dẫn thi công băng cản nước

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

 

Chat Zalo