Nuôi càng đước ngày càng được nhân rộng ở Việt Nam bởi giá trị kinh thế cao, trở thành nguồn thu nhập ổn định cho bà con. Tuy nhiên kỹ thuật nuôi càng đước như thế nào cho hiệu quả thì không phải bà con nào cũng nắm rõ. Thậm chí chỉ cần thực hiện sai 1 kỹ thuật nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của càng đuốc. Bà con có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây để chủ động nuôi càng đuốc hiệu quả nhất.
Nội Dung Chính
Đặc điểm sinh học của càng đuớc
Càng đước còn gọi là rùa răng hoặc rùa đầu vàng, thuộc dạng động vật quý hiếm. Đặc điểm nổi bật của càng đước là đầu có màu vàng hoặc màu cam, có đốm đen, trán và cổ cũng có màu vàng kết hợp với dải sẫm màu. Mai rùa có màu xám đậm, hình vòm và rất mịn, cơ thể rùa dài tầm 40-50cm.
Càng đước chủ yếu sống ở môi trường nước ngọt như sông, kênh rạch, ao, đầm lầy và ruộng lúa ngập nước. Đặc biệt địa hình ở Việt Nam có nhiều đầm hồ, hệ thống kênh rạch chằng chịt và ruộng nên rất thuận lợi để nuôi rùa răng.
Thịt càng đuốc không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng nên nhu cầu tiêu thụ khá cao. Càng đước rất dễ nuôi, ít khi bị bệnh. Hơn nữa giá bán càng đước khá cao, dao động 300-500k/kg tùy vào từng loại, tạo ra nguồn thu nhập cao cho bà con. Đó cũng là lý do mà mô hình nuôi càng đuốc ngày càng nhân rộng và phổ biến tại Việt Nam.
Kỹ thuật nuôi càng đước hiệu quả, đạt năng suất cao
Như đã chia sẻ ở trên, mặc dù càng đước thuộc dạng khá dễ nuôi. Tuy nhiên điều kiện khí hậu ở các vùng miền ở nước ta khác nhau nên khó có thể đảm bảo tốt. Do đó bà con cần nắm được kỹ thuật nuôi càng đước để đảm bảo hiệu quả, tránh dịch bệnh, năng suất cao.
Bước 1: Thiết kế ao nuôi càng đước
Đây được xem là khâu vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự phát triển và sinh trưởng của rùa răng. Ao nuôi giống như nhà của càng đước nên phải thiết kế sao cho chuẩn để chúng thuận lợi phát triển.
Với ao nuôi, bạn nên chọn ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng chiếu vào. Diện tích ao tương ứng với nhu cầu và số lượng càng đuốc, tuy nhiên không nên quá nhỏ sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng.
Ao nuôi phải thiết kế hệ thống thoát nước bởi càng đuốc yêu cầu phải thay nước liên tục, nếu không chúng dễ nhiễm bệnh rồi chết. Do đó bạn nên lắp đặt hệ thống thoát nước sao cho dễ dàng.
Đối với những nơi không có điều kiện cũng có thể nuôi càng đước ở trong ao, bể lót bạt. Mô hình này đơn giản mà hiệu quả cao, bạn chỉ cần đào bể rồi lót màng chống thấm HDPE xuống dưới, thiết kế chỗ thoát thay nước là được. Ao lót bạt có khả năng chống thấm tốt, cân bằng oxy, nuôi được mật độ cao hơn so với bình thường, hạn chế dịch bệnh hơn.
Ao đã chuẩn bị xong thì bạn tiến hành bơm nước vào ao. Chú ý với khu vực nước mặn hay phèn thì cần thông qua khâu xử lý nước rồi mới bơm vào trong ao nuôi.
Bước 2: Chọn càng đước giống
Bạn nên mua càng đước con ở các cơ sở uy tín, con giống đã qua kiểm dịch để đảm bảo hiệu quả. Càng đước càng to thì sẽ càng khỏe mạnh, do đó không nên chọn con quá nhỏ, không chọn con có vấn đề về da, con đã quá lớn tuổi cũng không nên chọn.
Bước 3: Thả càng đuớc vào ao
Con giống trước khi thả xuống ao nên được tắm qua bằng dung dịch nước muối loãng giúp loại bỏ hết vi khuẩn bám trên cơ thể. Đồng thời trước khi thả ra ngâm bao càng đước trong ao tầm 15-20p rồi mở bao cho chúng từ từ bơi ra. Nên thả vào hôm trời mát hay sáng sớm, tránh thả khi trời nắng to hay mưa to.
Bước 4: Thức ăn cho càng đước
Càng đước là loài ăn tạp nên thức ăn chủ yếu của nó là thực vật. Vì thế bạn có thể cho chúng ăn các loại rau như rau muống, mít chín, chuối, xoài hay tép tôm nhỏ…Ngoài ra có thể cho ăn thức ăn công nghiệp, cám viên…
Bước 5: Thay nước cho càng đước
Sự khác biệt khi nuôi càng đước so với các loài thủy sản và động vật khác là chúng ưa sạch sẽ và đòi hỏi phải được thay nước thường xuyên. Do đó bạn chú ý thay nước định kỳ, khoảng 2-3 lần/tuần, đảm bảo môi trường tốt nhất cho chúng phát triển.
Trong quá trình nuôi chú ý thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nếu thấy bất thường cần phải xử lý ngay lập tức. Đồng thời bổ sung thêm vitamin và men vi sinh để giúp tăng sức đề kháng cho càng đước.
Bước 6: Thu hoạch càng đước
Nuôi càng đước tầm 2 năm là có thể thu hoạch được. Lúc này mỗi con dao động khoảng 3-5kg. Bạn có thể thu hoạch đồng loạt hoặc vét con to thu hoạch trước.
Để được tư vấn kỹ hơn về kỹ thuật nuôi càng đước, bà con vui lòng liên hệ trực tiếp theo số hotline: 0989 999 219 (Call/Zalo)
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi cá ngọc đế hiệu quả