Nuôi ba ba trong bể xi măng là mô hình đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. Bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, thuận tiện cho chăm sóc quản lý. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách cách xây bể nuôi ba ba hiệu quả, đúng kỹ thuật. Vì vậy nếu bạn đang có dự định nuôi ba ba bằng bể xi măng thì hãy tham khảo ngay hướng dẫn xây bể dưới đây.
Nội Dung Chính
Vì sao nên nuôi ba ba trong bể xi măng?
Trước đây, bà con chủ yếu là nuôi ba ba trong ao hồ bùn đất. Mô hình truyền thống này tồn tại nhiều hạn chế như: đòi hỏi phải có sẵn ao hồ, hạn hẹp về diện tích, khó khăn khi quản lý và thu hoạch. Đồng thời cũng dễ nhiễm bệnh và thất thoát hơn.
Tuy nhiên kể từ khi mô hình nuôi ba ba ở trong bể xi măng ra đời đã khắc phục được hoàn toàn các hạn chế trên. Cụ thể như sau:
- Nuôi baba bằng bể xi măng đỡ tốn diện tích hơn, bạn có thể xây dựng ở bất cứ vị trí đất trống nào, không bắt buộc phải có ao hồ.
- Xây dựng bể đơn giản, chi phí không quá tốn kém, sử dụng bể lâu dài vĩnh viễn
- Giúp bà con dễ dàng quản lý ba ba, kiểm soát thức ăn, theo dõi dịch bệnh
- Tạo ra môi trường chăm sóc ba ba hiệu quả hơn, tốt hơn, an toàn hơn. Nhờ vậy ba ba lớn nhanh, khỏe mạnh, tăng năng suất và tăng thu nhập.
- Hạn chế sinh vật gây hại phát triển, giảm nguy cơ baba mắc dịch bệnh
- Thu hoạch đơn giản, tránh thất thoát ba ba ra ngoài, nhanh đảo vụ nuôi
- Chăm sóc đơn giản nên không cần phải thuê nhiều nhân công
Tầm quan trọng của việc xây bể nuôi ba ba
Nhiều người cho rằng, cứ có bể rồi thả ba ba vào nuôi là được. Tuy nhiên họ không biết rằng thiết kế bể nuôi, quy cách xây bể nuôi ba ba rất quan trọng. Bạn không thể xây dựng bừa bãi mà phải đúng kỹ thuật bởi:
- Bể nuôi là môi trường để ba ba sinh sống và phát triển. Nếu không đúng kỹ thuật thì ba ba có thể chậm lớn hoặc nặng hơn là chết. Nhưng nếu bể xây dựng đúng kỹ thuật sẽ giúp ba ba lớn nhanh, khỏe mạnh, phát triển tốt.
- Bê nuôi ba ba xây dựng chuẩn sẽ giúp tăng tuổi thọ công trình. Bạn sử dụng bể lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn. Nhưng sai kỹ thuật thì chỉ 1 vài vụ là bể thấm nước, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của ba ba. Thậm chí chỉ thời gian ngắn là xuống cấp, bục bể, bạn phải xây dựng bể mới.
- Ngoài ra làm bể xi măng nuôi ba ba chuẩn cũng giúp bà con thuận tiện hơn trong công tác chăm sóc, quản lý, cho ăn, theo dõi, thay nước.
Hướng dẫn cách xây bể nuôi ba ba đơn giản, hiệu quả
Để xây dựng bể xi măng nuôi ba ba hiệu quả, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: lên bản vẽ chi tiết
Yếu tố quan trọng trong cách làm bể xi măng nuôi ba ba đó là bạn phải lên kế hoạch, bản vẽ cụ thể. Không nên xây dựng bộc phát, tùy ý bừa bãi. Theo đó bạn cần tính toán rõ số lượng nhu cầu nuôi ba ba như thế nào để tính diện tích bể xây phù hợp.
Đo đạc chính xác vị trí xây bể, xác định chiều cao, độ dài, diện tích bể. Đồng thời chú ý đáy bể thiết kế nghiêng để thuận tiện cho công tác thoát nước.
Bước 2: Lựa chọn vật liệu xây dựng
Bể nuôi ba ba nên được xây dựng bằng gạch rồi láng xi măng trong ngoài. Bạn có thể xây bằng gạch đỏ, tường 10 hoặc 20. Bể xây dựng dùng xi măng trộn cát trát rồi láng tiếp một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất trộn nước) để láng mịn lòng hồ và được lót bằng các loại bạt như bạt nhựa hdpe, bạt nilong, bạt chống thấm sika, giúp chống thấm.
Bước 3: Tiến hành xây bể nuôi ba ba
Khi xây bể chú ý xây đúng theo kích thước đã lên sẵn. Chiều cao bể tầm trên 1m2, đảm bảo mực nước sâu từ 0,6 – 1m.
Bể nên có cống tràn, tức là miệng cống phải ngang bằng lưới sắt nhằm mục đích giữ mức nước cố định. Quanh bể để khoảng đất bóng mát, bắc cầu cho ba ba lên bờ.
Nếu như diện tích bể xây độ 10 – 50m³ thì bạn không cần phải dùng bê tông gia cố bằng trụ và cầu đầu. Còn diện tích bể từ 50m³ trở lên thì bắt buộc phải xây trụ cẩn thận, chia ô rõ ràng, xây dựng bêtông cốt thép kèm theo câu đầu thành hồ.
Đối với thành hồ xi măng thì bạn xây thẳng đứng, xây tường gạch 20. Với tường âm dương thì chỉ cần tường 10 là được kèm theo trụ bê tông nhỏ hơn.
Bước 4: xử lý lòng bể xi măng nuôi ba ba
Mỗi bể xi măng có 2 lỗ gồm: một lỗ xả tràn nằm cách mặt thành hồ tầm 0,2m có nắp đậy và một lỗ xả nước bẩn ở cách đáy hồ khoảng 0,2m.
Sử dụng đất sét đắp kín xung quanh đáy hồ, đảm bảo có độ dốc lài giúp cho baba bám vào cũng như tránh xảy ra tình trạng sạt lở.
Bên dưới đáy của bể bạn nên dùng cát để đồ cao tầm 10 – 15cm cát. Nếu không có cát thì các bạn có thể dùng bùn non.
Cuối cùng đợi cho bể khô thì bơm nước vào ngâm xử lý vài ngày. Trước khi thả baba vào bể thì bạn xả hết nước ra rồi cọ rửa sạch sẽ, bơm nước mới vào và thả.
Xem thêm giải pháp nuôi ba ba hiệu quả : Kỹ thuật nuôi ba ba trong ao lót bạt
Để được tư vấn kỹ hơn về cách xây bể nuôi ba ba, hãy liên hệ theo hotline: 0989 999 219 (Call/ZalO)