Tổng hợp những thông số tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật

Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật là yếu tố quan trọng giúp đánh giá chất lượng vải địa kỹ thuật cũng như quyết định đến chất lượng của công trình có sử dụng vải địa kỹ thuật. Tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng, thí nghiệm, thi công và nghiệm thu. Để tìm hiểu rõ hơn, các bạn nên tham khảo thông tin sau đây.

Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật là loại vải/vật liệu được sản xuất từ chất liệu polyme tổng hợp. Vải có khổ rộng, dạng cuộn, bao gồm vải địa KT dệt, không dệt hoặc phức hợp. Chức năng chính của vải địa kỹ thuật là gia cố, bảo vệ, phân cách, lọc nước, tiêu thoát nước. Sản phẩm có thể kết hợp đất, đá hay bê tông,… trong xây dựng.

tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật

Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật chất lượng đó là: sợi dùng để sản xuất vải địa phải bao gồm ít nhất 95% polymer trở lên. Mỗi cuộn vải sẽ được dán nhãn rõ ràng tên của nhà sản xuất, chủng loại cũng như số hiệu lô hàng, số hiệu cuộn vải.

Mỗi cuộn vải địa kỹ thuật phải được gói bằng vật liệu phù hợp nhằm giúp cho vải không bị hỏng khi vận chuyển hoặc tác dụng của môi trường.

Vải địa KT dùng để phân cách sẽ cần phải được tính toán phù hợp, lựa chọn sản phẩm phù hợp với địa chất, nền đất, kết cấu áo đường cũng như vật liệu nền đắp.

Một số tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật cơ bản như:

  • TCVN 8220 – PP xác định độ dày danh định
  • TCVN 8221 – Phương pháp xác định khối lượng/ đơn vị diện tích
  • TCVN 8222 – Quy định lấy mẫu và xử lý thống kê
  • TCVN 8871-1 – Phương pháp thử và xác định lực kéo giật, độ giãn dài kéo giật
  • TCVN 8871-2 – PP thử và xác định lực xé rách hình thang
  • TCVN 8871-3- Phương pháp thử kèm xác định lực xuyên thủng
  • TCVN 8871-4 – PP thử – xác định lực kháng xuyên thủng thanh
  • TCVN 8871-5 – PP thử và xác định áp lực kháng bục
  • TCVN 8871-6 – PP thử – xác định kích thước lỗ 

Tiêu chuẩn thí nghiệm vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật trước khi dùng cần thí nghiệm để đảm bảo chất lượng cả lô. Cụ thể:

Yêu cầu lấy mẫu thử: chọn lấy mẻ mẫu từ trong lô sản phẩm. Trong mẻ mẫu đó bạn chọn 1 mẫu thử. Tuy nhiên kết quả thử sẽ chỉ có giá trị đối với mẻ mẫu đó.

– Lưu mẫu: sau khi thử cần có mẫu lưu. Mẫu lưu đó sẽ đại diện cho mẻ mẫu, ghi đầy đủ thông tin theo quy định. Đồng thời bảo quản mẫu lưu trong môi trường tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn thi công vải địa kỹ thuật

Khi thi công vải địa kỹ thuật cần đảm bảo tiêu chuẩn sau:

  • Chuẩn bị sẵn mặt bằng tốt: theo đó mặt bằng cần được phát quang sạch, dọn dẹp sạch gốc cây, gạch vữa, các vật liệu thừa trên bề mặt. Nếu bề mặt quá thấp có thể đào đắp đến cao độ đúng như thiết kế.
  • Tiến hành trải vải địa kỹ thuật: tùy theo mục đích sử dụng mà bạn trải vải khác nhau. Ví dụ dùng vải địa để ngăn cách thì cần trải theo chiều cuộn vải trùng với hướng di chuyển của thiết bị thi công. Còn nếu dùng để gia cố nền đất thì trải theo chiều cuộn vải hướng thẳng góc với tim đường. Chú ý kéo thẳng các nếp nhăn, nếp gấp, có thể dùng bao cát hay ghim sắt để cố định mép vải.
  • Tiến hành may nối vải địa: cần sử dụng máy may vải địa kỹ thuật để nối các tấm vải với nhau chắc chắn hơn, đẹp hơn và bền hơn.

Tiêu chuẩn nghiệm thu vải địa kỹ thuật

– Tiến hành nghiệm thu công tác trải vải kỹ càng. Nếu như thấy vải bị hư hỏng, rách thì cần tiến hành sửa chữa bằng cách thêm lớp vải mới hoặc thay thế tấm mới.

– Thời gian kể từ khi trải vải địa kỹ thuật cho tới khi phủ kín mặt vải tối đa không được quá 7 ngày. Thời gian này không để thiết bị thi công đi trên mặt vải.

– Chiều dày lớp đắp vải đầu tiên không được nhỏ hơn 300 mm. Thiết bị thi công đảm bảo trọng lượng phù hợp với đất nền, giúp cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu không được lớn hơn 75 mm, tránh gây sự xáo động nền đất yếu bên dưới.

– Tiến hành đầm sơ bộ bằng bánh xích lớp đâu tiên, rồi đầm bằng lu rung tới khi hệ số đầm chặt đạt theo yêu cầu đề ra (khoảng 5%).

Để được tư vấn rõ hơn về các tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật, xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng 0989 999 219 (Call/Zalo)

 

CHAT ZALO