Lợi ích và cách làm hầm biogas trong chăn nuôi

Xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi không chỉ giúp bảo vệ môi trường sống mà còn mang tới nhiều lợi ích thiết thực cho người nuôi. Hơn nữa việc xây dựng mô hình này cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên một số người vẫn chưa nắm bắt hết được tầm quan trọng của gầm biogas cũng như cách để làm hầm biogas. Do đó nội dung bài viết sau sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề này.

Giới thiệu về Hầm biogas trong chăn nuôi

Có thể hiểu hầm biogas trong chăn nuôi chính là nơi dùng để chứa tất cả các chất thải trong chăn nuôi thải ra như phân lợn, phân gà, phân bò, vật nuôi trong gia đình… Hầm này giúp phân hủy nhanh các chất thải hữu cơ ở trong phân, từ đó tạo ra khí biogas. 

hầm biogas trong chăn nuôi

Để tạo khí biogas, phân thải từ vật nuôi sẽ trải qua các quá trình phản ứng ở trong hầm, chủ yếu là chuyển hóa các chất khí thành khí metan và cacbonic. Ngoài ra còn có một số nguyên tố như nitơ và phốt pho…cũng thoát ra ngoài qua quá trình phân huỷ, và bạn có thể tận dụng khí đó để phục vụ sinh hoạt, làm gas đun nấu hàng ngày.

Cấu tạo và cơ chế hoạt động của hầm biogas

Hầm biogas trong chăn nuôi thường được thiết kế như sau:

Ngăn/bể 1: đây là ngăn ngăn chứa nước thải, chứa phân vật nuôi được dẫn vào trong này. Cũng tại bể này sẽ xảy ra quá trình xử lý chất thải qua khí nitow các chất hữu cơ.

Ngăn/bể chuyển đổi: ngăn này sẽ có nhiệm vụ chính là lọc chất nguy hiểm để nó trở thành an toàn với môi trường và con người. Trong ngăn chuyển đổi sẽ chứa oxi cùng than hoạt tính giúp làm tăng khả năng lọc nước. 

Ngăn lắng: sau khi đã lọc chất thải ở ngăn chuyển đổi thì sẽ qua quá trình phân loạt chất, tách riêng chất cẳn bẩn ra. Vì vậy ngăn lắng này sẽ có chức năng dẫn bùn lắng về nơi thiếu khí để xử lý nếu không thế xử lý được.

Ngăn/bể khử trùng: chất thải qua quá trình xử lý 3 ngăn trên sẽ được đưa vào ngăn khử trùng. Tại đây sẽ diễn ra quá trình khử trùng, loại bỏ vi khuẩn khỏi nước thải.

Ngăn chứa bùn: chất cặn còn lại sau xử lý sẽ đưa tới ngăn này để tách bùn và nước riêng ra. Ngăn này bạn cần chú ý vệ sinh dọn sạch để tăng tuổi thọ.

Tầm quan trọng của việc xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi 

Như chúng ta đã biết phân thải trong chăn nuôi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, nếu không xử lý tốt không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó sử dụng gầm biogas sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Cụ thể: 

– Giúp ngăn chặn mầm bệnh gây hại cho vật nuôi, giúp vật nuôi phát triển tốt hơn.

– Thu nạp được khí gas để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, tiết kiệm chi phí

– Tạo ra nguồn phân bón dinh dưỡng để trồng trọt

– Bảo vệ môi trường sống sạch hơn, bảo vệ sức khỏe của bạn và người xung quanh

– Giảm sức lao động, không cần mất sức và thời gian vận chuyển dọn phân

– Tiết kiệm chi phí xử lý chất thải hàng tháng

Thông tin hữu ích cho bạn : Giới thiệu về hầm biogas hộ gia đình

Cách xây dựng hầm biogas bằng bạt nhựa HDPE hiệu quả, tiết kiệm chi phí 

Việc làm hầm biogas trong chăn nuôi khá đơn giản, đặc biệt với mô hình làm hầm biogas lót bạt HDPE thì càng đơn giản và dễ dàng hơn so với hầm thủ công trước đây. Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau để làm hầm, cụ thể:

Bước 1: chuẩn bị vật liệu làm hầm biogas. Theo đó các bạn cần chuẩn bị bạt nhựa HDPE với số lượng theo diện tích hầm, bạt chuẩn chất lượng. Đồng thời cần thêm máy móc và vật liệu thi công khác như máy hàn nhiệt, kéo cắt, phương tiện di chuyển…

– Bước 2: tiến hành đào hầm biogas. Bạn cần dựa theo nhu cầu chăn nuôi cũng như lượng chất thải hàng ngày để tính toán kích thước hầm cho phù hợp.

Bước 3: Chuẩn bị tốt mặt bằng để thi công. Hầm khi đào xong thì phải đầm chặt, đảm bảo bằng phẳng, sạch sẽ, không để sỏi đá rác ở trên nếu không dễ làm rách bạt.

Bước 4: Đánh dấu các vị trí chôn phủ bạt nhựa HDPE và đào rãnh để chôn. Rãnh sẽ có nhiệm vụ giữ cố định bạt để bạt không bị đùn hay lệch.

bạt hầm biogas hdpe
bạt hầm biogas hdpe

– Bước 5: tiến hành lót đáy hầm bằng bạt HDPE. Lấy bạt HDPE đã chuẩn bị sẵn để trải đều lên đáy hầm, dùng máy hàn để hàn nối các mảnh bạt lại với nhau nếu như hầm lớn cần nối nhiều. Bạt trải xong thì bạn chôn rãnh neo giúp cố định bạt.

Bước 6: Lắp đặt ống ra vào hầm biogas. Cụ thể cần tạo hệ thống ống cấp chất thải và ống hút thải ra bên ngoài hầm theo thiết kế. Lắp ống thu khí nhằm mục đích tận dụng khí sinh học. Bạn có thể làm ống bằng HDPE hoặc nhựa PVC.

Bước 7: Phủ màng HDPE. Tiến hành phủ đều bạt nhựa HDPE lên trên hầm biogas để tạo hầm khép kín rồi đặt phao nổi tạo khí. 

Để mua bạt HDPE làm hầm biogas trong chăn nuôi, bạn có thể tìm mua trực tiếp tại Công ty TNHH SuncoGroup Việt Nam để yên tâm về chất lượng và giá cả hợp lý. Mọi thắc mắc liên hệ: 0989.999 219 để được tư vấn cụ thể hơn.

 

CHAT ZÉP LÀO