Mô hình nuôi cua kết hợp với tôm sú hiện đang được áp dụng rất thành công ở nhiều địa phương, mang tới nguồn thu nhập cao cho bà con. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về kỹ thuật triển khai mô hình này, dẫn đến lúng túng trong công tác triển khai và không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy nếu bạn đang có ý định áp dụng mô hình nuôi tôm cua tiên tiến này thì nên tham khảo ngay hướng dẫn sau đây.
Trước đây bà con thường lo ngại khi nuôi chung tôm sú và cua bởi sợ chúng có thể ăn thịt nhau, làm giảm năng suất, dễ thua lỗ. Tuy nhiên lý do chính là bởi bà con vẫn chưa thực sự nắm rõ đặc điểm sinh học của cua lẫn tôm su, đặc biệt là chưa nắm rõ kỹ thuật nuôi tôm cua kết hợp, không đảm bảo đủ các điều kiện cho cua và tôm phát triển nên mới không đem lại kết quả cao. Ngược lại, rất nhiều hộ gia đình đã gia tăng thu nhập gấp nhiều lần sau khi áp dụng chuẩn mô hình này.
Nội Dung Chính
Ưu điểm của mô hình nuôi cua kết hợp với tôm sú
Thay vì nuôi chuyên tôm sú hoặc cua riêng rẽ, độc lập thì kỹ thuật nuôi tôm sú kết hợp với cua có những ưu điểm nổi bật như:
– Chi phí đầu tư ban đầu khá thấp, không quá tốn kém, không cần vốn cao.
– Cực kỳ thích hợp với điều kiện canh tác của bà con nông dân Việt Nam .
– Tận dụng được diện tích nuôi trồng thủy hải sản
– Thu hoạch cùng lúc 2 loại nông sản, nâng cao năng suất và tăng lợi nhuận
– Nguy cơ rủi ro dịch bệnh rất thấp, tạo ra công việc bền vững cho bà con.
Kỹ thuật nuôi cua kết hợp với tôm sú
Về cơ bản thì kỹ thuật nuôi cua kết hợp cùng tôm sú khá đơn giản, cụ thể như sau:
Bước 1: chuẩn bị ao nuôi tôm cua kết hợp
Ao để nuôi tôm sú và cua nên có hệ thống gờ nổi ở bên trong hoặc là tạo thêm các rãnh xung quanh có gò giúp cho cua có nơi để trú ẩn, dễ đào hang hốc. Hoặc bà con cũng có thể làm thêm các chà cây cho cua ẩn nấp.
Đối với ao bùn đất cần cải tạo ao cho tốt. Bơm cạn nước, vét lớp bùn thối dưới đáy ao, phát quang bụi rậm, dọn sạch bờ ao. Sau đó rắc vôi bột, phơi 3-5 ngày để khử khuẩn.
Ao phơi xong bắt đầu cấp nước vào trong, nước nuôi tôm cua cần đảm bảo độ mặn phù hợp. Độ kiềm cua nước khoảng 80 – 150 mgCaCO3/lít là phù hợp nhất. Cẩn thận hơn, bạn nên kiểm tra rồi báo cho bên trại giống mua tôm cua để họ thuần dưỡng tôm cua giống sao cho thích nghi với độ mặn đó là được.
Ao nuôi cua kết hợp tôm sú cần giăng vèo ương cua ở các góc ao. Vèo ương này gồm 4 mặt ở bên và 1 mặt đáy, vèo làm từ lưới mịn dày, miệng vèo may kèm với lớp nhựa cao tầm 30cm để cua không bò lên miệng vèo thoát ra ngoài ao.
Bước 2: Chọn cua và tôm sú giống
Bạn nên mua tôm sú và cua giống ở các trại giống uy tín, đảm bảo con giống khỏe mạnh, đều nhau. Nếu mua ở trại giống đã qua kiểm dịch càng tốt, tránh nguy cơ nhiễm dịch bệnh sau khi mua về thả, giảm rủi ro cho bạn.
Bước 3: thả con giống vào ao nuôi
Đối với mô hình nuôi cua kết hợp với tôm sú, các bạn cần lưu ý đến mật độ thả sao cho phù hợp để không ảnh hưởng tới sự phát triển của cả 2 giống. Theo đó:
+ Mật độ thả tôm sú thích hợp là: 12 – 15 con/m²
+ Mật độ thả cua: 1 – 1,5 con/m², nếu là cua me thì thả 1 con/2m2.
Thời điểm thích hợp để thả con giống
– Cách 1: Có thể thả cua giống khi nuôi tôm sú được cỡ P15
– Cách 2: thả cùng lúc với tôm sú giống nếu bạn nuôi từ cua bột, đảm bảo cua đã được ương ở trong vèo khoảng tầm 7 ngày trước khi cho ra ao tôm sú.
– Cách 3: Nếu như nuôi bắt đầu từ cua hạt dưa thì cua nên thả sau khi thả tôm sú giống được 7 – 10 ngày. Còn với cua hạt me thì thả cua sau khi thả tôm 15 – 20 ngày.
Bước 4: Chăm sóc, cho tôm cua ăn thức ăn
– Thức ăn cho tôm sú: tôm sú có thể ăn nhiều loại thức ăn khác thực vật phù du, tảo, các loại bã bùn hữu cơ, cá nhỏ, ốc, cám viên…Thức ăn cần được điều chỉnh theo từng giai đoạn, 7 – 10 ngày thì kiểm tra 1 lần và điều chỉnh.
– Thức ăn cho cua: thường cua bột mới thả vài ngày đầu sẽ không ăn, sau đó bà con có thể dùng cá tươi hấp chín tán nhỏ cho cua ăn, vài ngay sau thì trộn cùng thức ăn viên của tôm sú là được. Lưu ý tỷ lệ cá hấp sẽ giảm và tăng dần cám viên. Khoảng 1 tuần sau là có thể thả cua ra ao cùng tôm sú và cho ăn giống như tôm sú.
Bước 5: Quản lý, bổ sung đề kháng cho tôm cua
Phải thường xuyên theo dõi môi trường nước để sớm điều chỉnh thích hợp, kết hợp thay nước định kỳ mang lại môi trường tốt nhất cho tôm và cua sinh trưởng.
Bên cạnh đó bổ sung thêm vitamin cùng các khoáng chất nhằm giúp tôm khỏe mạnh, tăng đề kháng, hạn chế dịch bệnh và lột xác nhanh.
Bước 6: Thu hoạch
Sau 3 tháng bà con có thể dùng vợt để thu tỉa các con cua lớn trước, sau tầm 10 – 12 ngày tiếp tục vợt tiếp để thu được cua kích thước lớn hơn. Đồng thời lúc này các bạn cũng có thể thu hoạch luôn tôm sú cùng lúc.
Một số lưu ý khi nuôi cua kết hợp với tôm sú
– Lưu ý về mùa vụ thả tôm cua: tốt nhất nên thả giống vào tháng 2 – 3 và thu hoạch hết vào tháng 7 – 8 dương lịch trong năm là được bởi lúc này độ mặn ổn định, mưa ít.
– Chọn cua tôm giống: kích cỡ đều nhau, màu tương đồng, phản ứng nhanh
– Cần chú ý dèo cua giống rồi mới chuyển ra vuông nuôi
Thông tin hữu ích cho bạn : Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt