Setup hồ nuôi tôm kiểng là khâu cực kỳ quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp đến môi trường sống và khả năng thích nghi của tôm. Nếu như môi trường hồ nuôi không đảm bảo có thể khiến tôm bị chết. Các bạn có thể tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây để biết cách bài trí hồ nuôi tôm cảnh hiệu quả, giúp tôm phát triển thuận lợi.
Nội Dung Chính
Đặc điểm sinh học của tôm kiểng
Trước khi nuôi tôm kiểng, bạn cần nắm rõ hơn về đặc điểm của loài tôm này để giúp chủ động nuôi tôm hiệu quả hơn. Tôm kiểng còn được gọi là tôm cảnh, là giống tôm nước ngọt (loài giáp xác nước ngọt). Chúng có đặc điểm khá giống với tôm hùm, yêu cầu về môi trường gần giống như cá cảnh thủy sinh khác.
Tôm kiểng được nhiều người yêu thích và nuôi như giống cá cảnh bởi nó có nhiều màu sắc rất bắt mắt, sặc sỡ như màu cam, đỏ, trắng hoặc xanh. Chúng có thể bò hoặc trèo lên cành cây, lên mỏm đá hoặc có thể đào hàng. Vì thế ngoài nuôi cá cảnh thì nhiều người thích nuôi tôm cảnh để tăng thêm sinh động cho không gian.
Hướng dẫn setup hồ nuôi tôm kiểng
Thực tế kỹ thuật nuôi tôm kiểng khá đơn giản, tuy nhiên quan trọng nhất là bạn phải đảm bảo được môi trường nuôi. Đó là lý do bạn cần setup hồ nuôi tôm cho cẩn thận chu đáo mới có thể giúp tôm thích nghi và khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.
Cụ thể đối với bể/hồ nuôi tôm kiểng bạn cần bố trí như sau:
– Kích thước hồ nuôi tôm: hồ nuôi cần đảm bảo rộng ít nhất 3m2 trở lên. Tùy theo mật độ nuôi tôm mà bạn thiết kế hồ có kích thước phù hợp. Ví dụ 2-3 tôm tương ứng với 30-40 lít nước là ok. Tránh nuôi quá nhiều, bể to quá cũng không đẹp.
– Vị trí đặt hồ tôm: thường hồ nuôi tôm sẽ được đặt ngay ở sân vườn trong nhà. Vì thế bạn chọn vị trí dâm mát, tránh chiếu ánh nắng trực tiếp vào hồ.
– Tạo hồ: dựa theo kích thước bản vẽ, bạn đào hồ nuôi tôm theo bản vẽ đó. Hồ đào xong, làm phẳng đáy và các góc cạnh ao. Sau đó bạn có thể tráng xi măng lát gạch hoặc dùng bạt lót đáy hồ đều được. Tuy nhiên phương pháp dùng bạt chống thấm lót đáy hồ được nhiều người lựa chọn bởi đơn giản, tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện, chống thấm tốt, đặc biệt là giúp ổn định được môi trường sống cho tôm kiểng.
– Nước nuôi tôm kiểng: nước nuôi tôm cảnh phải là nước sạch, không lẫn tạp chất và mùi. Nếu là nước máy bạn nên bơm nước lên để 1 ngày cho bay hết mùi mới dùng. Còn nước giếng hay mưa cần khử bớt sắt. Nhiệt độ nước nuôi dao động 20 – 30 độ C, độ pH phù hợp là 6.5 – 8.2.
– Trang trí hồ nuôi tôm kiểng: tôm kiểng có đặc tính sinh sống là thích lẩn trốn và đào hang. Do đó khi set up hồ nuôi tôm kiểng, bạn cần chú ý tạo hang cho tôm cảnh thông qua việc cho thêm vào hồ các khúc gỗ mục, cho nhà gốm hoặc các vỏ ốc, sỏi, nham thạch.. Bên cạnh đó bố trí thêm các nhánh cây, mỏn đó để tôm thỏa sức vận động.
Ngoài ra bạn cũng có thể lắp đặt thêm đèn trang trí trong hồ nuôi tôm kiểng để tăng vẻ đẹp, sinh động cho hồ. Điều này không bắt buộc bởi vì tôm kiểng không phụ thuộc vào bóng đèn, nếu ở trong môi trường thuận lợi thì chúng sẽ lên màu đẹp hơn.
– Lắp đặt hệ thống sục khí, cấp thoát nước: bạn cần lắp hệ thống sục khí để cung cấp oxy cho tôm. Đối với hồ lót bạt thì có thể cần hoặc không. Đồng thời lắp hệ thống cấp thoát nước để thuận tiện cho việc thay nước trong hồ. Mỗi tuần thay nước 1 – 2 lần, mỗi lần thay chỉ thay 30-50% lượng nước chứ không thay hết hoàn toàn.
Bạn nên đọc : Cách nuôi tôm kiểng hiệu quả
Một số lưu ý khi setup hồ nuôi tôm kiểng bạn cần biết
– Lên bản vẽ thiết kế, xác định vị trí chính xác của bể cá trước khi thi công
– Xác định nhu cầu, số lượng tôm kiểng cần nuôi để có sự bố trí phù hợp
– Bạn có thể nuôi thêm 1 số cá cảnh khác chung với hồ cá kiếng như cá trâm, cá chuột pugmy hay cá bống vàng đều được.
– Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể thuê các đơn vị chuyên thi công thiết kế hồ nuôi tôm kiểng, tôm cảnh chuyên nghiệp để được tư vấn hiệu quả.
Để được tư vấn thêm về cách setup hồ nuôi tôm kiểng, các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline : 0989 999 219 (call/zalo)
Xem thêm : Báo giá bạt lót hồ tôm giá rẻ