Sạt lở đất là gì? Làm thế nào để khắc phục?

Sạt lở đất là một trong những hiện tượng thiên tai thường gặp nhất hiện nay. Điển hình là vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra vào giữa năm 2020 tại Việt Nam vừa qua đã khiến hàng chục người tử vong. Vậy sạt lở đất là gì? Nguyên nhân do đâu? Làm sao để có thể khắc phục hạn chế tình trạng này? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.

Sạt lở đất là gì?

Thực tế sạt lở đất là thuật ngữ rất quen thuộc mà chắc chắn ai cũng từng nghe qua. Mỗi năm tại Việt Nam nói riêng cũng như trên toàn thế giới xảy ra rất nhiều vụ sạt lở đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tuy nhiên rất ít người hiểu rõ bản chất của sạt lở đất là như thế nào? Tại sao lại xảy ra sạt lở đất? Làm sao để phòng ngừa..?

sạt lở đất là gì
sạt lở đất

Theo định nghĩa từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ thì sạt lở đất chính là sự di chuyển của các khối đất đá, một tầng đất hoặc là những khối mãnh vụn của đất đá bị rời rạc nhau cùng lúc trượt xuống con dốc ở trên triền núi hoặc triền đồi cao.

Thông qua nhiều vụ sạt lở đất xảy ra ở Việt Nam đều cho thấy sạt lở đất thường xảy ra vào ban đêm kèm theo những tiếng nổ khá lớn. Lý giải về điều này, PGS.TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện khoa học địa chất khoáng sản (Bộ TN-MT) cho rằng, nhiệt độ và độ ẩm vào ban đêm chênh lệch hơn hẳn ban ngày, từ đó tạo ra áp lực nước lỗ rỗng ở trong đất. Và khi áp lực lỗ rỗng thay đổi sẽ tác động tới cường suất trong địa hình sườn dốc, từ đó gây ra hiện tượng trượt đất, sạt lở đất,

Đặc biệt do sạt lở đất chủ yếu xảy ra ban đêm nên những hậu quả mà nó gây ra là vô cùng lớn, thiệt hại lớn về người và của. Bởi vì vào ban đêm thì sẽ khó chủ động để đối phó, khó quan sát hơn ban ngày nên thiệt hại cũng vì vậy mà cao hơn.

Nguyên nhân gây ra sạt lở đất

Sạt lở đất xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do:

Do hình thái đất thay đổi

Nếu như khu vự địa hình đó đất đá bị yếu đi, có hiện tượng đứt gãy do ảnh hưởng của thời tiết và ngoài cảnh. Vì thế làm giảm đi sức bền lẫn độ cứng của các địa tầng đất đá, phá vỡ hình thái cấu trúc đất đá và gây ra sạt lở.

Do tác động của ngoại lực

Chủ yếu là do mưa lớn, kéo dài làm phá vỡ liên kết sức bền của các vật liệu trên mái dốc, ở trên đỉnh đồi. Nước mưa cũng gây phá vỡ mối liên kết của rễ cây, đất đá và các thảm thực vật, dễ dàng dẫn tới trượt đất.

Do tác động của con người

Có thể nói ngày càng có nhiều hoạt động không tốt từ con người đã khiến cho tình trạng sạt lở đất ngày càng gia tăng. Tiêu biểu như hoạt động chặt phá rừng bừa bãi, đất đồi không có cây xanh bao phủ, cây cổ thụ to bị chặt hết. Kèm theo đó là việc xây dựng nhiều công trình dân sinh, công nghiệp dân dụng ở phía dưới chân đồi, chân núi. Điều đó khiến cấu trúc địa hình chân núi suy yếu và gây sạt lở.

Ngoài ra các hoạt động khai thác khoáng sản, đào hầm hố…cũng là một trong các yếu tố đẩy nhanh tốc độ sạt lở sói mòn đất đá.

Các loại sụt lở đất thường gặp nhất

Theo nghiên cứu thì có 2 loại sạt lở đất phổ biến nhất đó là: 

Trượt đất

Đây được hiểu là hiện tượng đất chuồi, tức là một hố sụt hay một mảng đất sập xuống, rơi đất từ trên cao rơi xuống dưới triền dốc. Thậm chí nhiều cú trượt đất còn lật cả những tảng đá lớn. Nhưng trượt đất thường diễn ra với cường độ chậm hơn.

trượt đất
Tình trạng sạt trượt đất rất nguy hiểm

Lan truyền

Đây cũng được xem là một hình thái của sạt lở đất, có thể gọi cách khác là lũ bùn. Hiện tượng này gồm nhiều vật liệu đất đá, thân cây và dễ cây tạo thành dòng chảy lan truyền nhanh. Đặc biệt nó thường kết hợp với mưa lớn gây suy yếu địa tầng của triền dốc ở trên cao, chủ yếu xảy ra ờ những vùng núi trung du.

Hậu quả nghiêm trọng do sạt lở đất gây ra

Sạt lở đất chính là một dạng của thiên thai, hơn nữa nó thường xảy đến bất ngờ, nhanh chóng nên dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:

– Thiệt hại về người, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người

– Cuốn trôi, phá hủy tài sản

– Thiệt hại về gia súc, gia cầm, vật nuôi

– Phá hủy các công trình kiến trúc

– Phá vỡ hình thái cấu trúc địa hình

Giải pháp phòng ngừa sạt lở đất

Để phòng ngừa cũng như giảm thiểu tối đa hậu quả do sạt lở đất gây ra, thì một số biện pháp được cho là áp dụng hiệu quả như sau:

– Sử dụng rọ đá kết hợp cùng vải địa kỹ thuật có khả năng phòng chống sạt lở đất, chống tình trạng xói mòn cũng như rửa trôi đất đá.

– Xây dựng công trình tường chắn trọng lực kết hợp với lưới địa kỹ thuật để ổn định mái dốc và phòng  sạt lở đất.

– Trồng rừng, trồng nhiều cây xanh bao phủ đồi

– Không chặt phá, khai thác rừng bừa bãi…

Hy vọng với chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về sạt lở đất là gì, đồng thời biết được các biện pháp để phòng ngừa sạt lở đất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần tư vấn về các loại vật tư xây dựng chống thấm, xin liên hệ hotline: 0989.999 219 (Call/Zalo)

Xem thêm : Tìm hiểu về kích thước của rọ đá

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

 

Chat Zalo