Quy trình xử lý nước nuôi tôm khoa học, đúng kỹ thuật

Xử lý nước nuôi tôm là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng hiệu quả nuôi tôm. Tuy nhiên nhiều bà con vẫn chưa thực sự chú trọng đến công tác này hoặc không biết phải xử lý nước ao nuôi tôm như thế nào cho đúng kỹ thuật? Hướng dẫn ngay sau đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cách xử lý nước ao nuôi tôm hiệu quả.

Tại sao cần xử lý nước nuôi tôm?

Xử lý nước ao nuôi được xem là công việc rất quan trọng trong nuôi tôm nói riêng cũng như trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung. Công đoạn này có ý nghĩa như sau:

  • Tạo môi trường thuận lợi để tôm thích nghi phát triển: đối với tôm giống rất dễ nhạy cảm nên trước khi thả vào ao nuôi bạn cần xử lý nước ao tốt. Như vậy mới giúp tôm thuận lợi để thích nghi, phát triển tốt, tránh bị sốc.
Xử lý nước nuôi tôm
Xử lý nước nuôi tôm rất quan trọng
  • Bảo vệ nguồn nước, giúp tôm lớn nhanh, phát triển tốt: nước ao nuôi chính là môi trường để tôm sinh trưởng phát triển. Trong quá trình nuôi, nước ao dễ bị đục ô nhiễm do thức ăn thừa hoặc phân tôm, kết hợp các dư chất khác…làm ảnh hưởng tới tôm. Do vậy cần chủ động xử lý để đảm bảo nguồn nước tốt, môi trường tốt cho tốm phát triển lớn nhanh, năng suất cao.
  • Hạn chế nguy cơ dịch bệnh: nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm tạo điều kiện để  vi khuẩn rong tảo phát triển gây bệnh cho tôm. Chính vì vậy xử lý nước nuôi tôm tốt sẽ giúp ngăn chặn các tác nhân có hại, giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho tôm.

Quy trình xử lý nước nuôi tôm khoa học, đúng kỹ thuật

Việc xử lý nước ao nuôi tôm không hề đơn giản, đòi hỏi bà con cần phải có kiến thức và kỹ thuật mới có thể xử lý một cách chuẩn chỉnh. Đối với việc xử lý nước nuôi tôm ở đây sẽ bao gồm cả xử lý nước trước khi thả tôm lẫn trong quá trình nuôi tôm. Cụ thể như sau:

Xử lý nước nuôi tôm trước khi thả tôm

Xử lý nước trước khi thả tôm giống vào rất quan trọng bởi nếu bạn không xử lý tốt có thể gây ảnh hưởng đến cả vụ nuôi, tôm không thích nghi được và chết. 

xử lý nguồn nước trước khi thả tôm
xử lý nguồn nước trước khi thả tôm

Mục đích xử lý nước ao trước khi thả tôm là để loại bỏ mầm bệnh sót lại trong nước và ao nuôi. Đồng thời còn giúp tạo nguồn thức ăn tự nhiên để tôm phát triển nhanh trong giai đoạn đầu, giúp giảm thiểu chi phí thức ăn cho tôm và tăng lợi nhuận hơn.

Xem thêm Bạt lót hồ nuôi tôm giúp tôm có môi trường phát triển tại : https://suncogroupvn.com/mang-chong-tham-hdpe/

Quy trình xử lý nước trước khi thả tôm như sau

Bước 1: xử lý ao lắng. Nước cần cho qua lưới lọc để lọc rác và sinh vật tự nhiên. Quá trình để lắng thường tầm 3 -5 ngày, có thể chạy quạt nước để thúc đẩy phân huỷ các vật hữu cơ, thời gian lắng càng lâu sexddem lại hiệu quả cao.

Bước 2: Chuyển nước từ ao lắng vào trong ao nuôi tôm. Khi bơm nước từ ao lắng sang thì bạn nên dùng túi lọc hoặc là bơm qua vải kate giúp loại bỏ hết các địch hại, rác, vi sinh vật có hại và vật chủ trung gian. Mực nước trong ao thích hợp từ 1,3 m – 1,4m.

Bước 3: Diệt tạp khuẩn. Bạn cần chạy quạt liên tục trong 3 ngày đầu tiên để trứng cá và giáp xác nở hết rồi tiến hành xử lý chúng. Có thể diệt tạp bằng rễ cây thuốc lá, bột bã trà, saponin hay hoá chất với liều lượng phù hợp. 

Bước 4: Diệt khuẩn. Diệt tạp xong thì bà con tiến hành diệt khuẩn bằng cách dùng các chất diệt khuẩn như Chlorine, TCCA, BKC, Iodine, thuốc tím KMnO4,…

Bước 5: Bổ sung vi sinh cho ao nuôi. Khi diệt khuẩn có thể làm mất đi một số vi khuẩn có lợi nên cần phải bổ sung vi sinh nhằm mục đích tạo hệ vi sinh lành mạnh cho tôm. 

Bước 6: Gây màu cho nước. Gây màu sẽ giúp kích thích tảo có lợi trong ao phát triển, vừa tạo nguồn thức ăn cho tôm mà còn giúp tôm thuận lợi sinh trưởng.

Xử lý nước nuôi tôm trong quá trình nuôi

Tùy theo từng tình trạng cụ thể mà sẽ có hướng xử lý phù hợp, bao gồm:

Xử lý nước ao nuôi tôm bị đục: nếu nước đục do bùn đất hoà tan hay hạt lơ lửng quá nhiều thì cách tốt nhất là thay lại nước ao mới hoặc dùng các chất lắng tụ. Nếu đục do tảo tàn thì dùng vôi nóng đem bón với liều lượng hợp lý để cắt tảo rồi kết hợp dùng chế phẩm sinh học để cân bằng hệ sinh thái ao nuôi. 

xử lý trong quá trình nuôi tôm
xử lý trong quá trình nuôi tôm

Xử lý nước ao xuất hiện bọt trắng: bạn xử lý bằng cách sử dụng men vi sinh để khử khí độc. Đồng thời giảm ít nhất 1 nửa thức ăn so với hàng ngày, kết hợp vớt bọt trắng.

Xử lý nước ao nuôi tôm bị ô nhiễm: cần làm sạch ao, điều chỉnh lượng thức ăn, dùng máy hút bùn để loại bỏ các chất thải khỏi đáy ao…

Để được tư vấn kỹ về cách xử lý nước nuôi tôm, bà con có thể gọi qua: 0989 999 219 (Call/Zalo)

Thông tin hữu ích cho bạn : Mô hình nuôi tôm công nghệ cao với bạt hdpe

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

 

Chat Zalo