Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng năng suất

Nuôi tôm thẻ chân trắng đang ngày càng trở nên thông dụng trong những năm gần đây, nhất là những vùng ven biển bởi nó cho năng suất cao với mật độ tuôi tôm cao. Tuy nhiên để có hiệu quả thì bạn cần nắm rõ quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng,  nếu thực hiện sai quy trình có thể vô tình làm ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm, giảm doanh thu.

Đặc điểm của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loại tôm nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan…Tại Việt Nam, loại tôm này có thể được nuôi ở nhiều môi trường khác nhau, kể cả nước ngọt lẫn nước lợ đều nuôi được. 

Để tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển tốt thì cần đảm bảo đúng mật độ. Thường thì mật độ nuôi tôm sẽ phụ thuộc vào độ sâu, điều kiện ao và hình thức nuôi tôm, mỗi một mô hình nuôi có mật độ thả tôm khác nhau, nên tùy vào tình hình từng ao nuôi chọn mật độ thả phù hợp để tránh tình trạng tôm nhiễm bệnh và chậm lớn.

quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng
mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

Ví dụ: với ao có độ sâu dưới 1m đối cùng mô hình nuôi bán thâm canh thì nên thả tôm mật độ 10 – 15 con/m2. Còn nếu mô hình thâm canh cùng độ sâu ao trên 1,2m thì nên thả với mật độ 45 – 60 con/m2. TRường hợp ao sâu trên 1,4 m trở lên thì có thể thả tôm ở mật độ 200 – 250 con/m2….

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả năng suất

Quy trình để nuôi tôm thẻ chân trắng thường diễn ra như sau:

Chuẩn bị ao để nuôi tôm thẻ

Với các ao nuôi có diện tích bé sẽ được thiết kế dạng hình vuông, còn ao lớn thiết kế hình chữ nhật, được bo 4 góc và lót vật tư bạt chống thấm HDPE toàn bộ nền đáy lẫn bờ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vệ sinh, thu hoạch tôm. Diện tích ao nuôi dao động từ 500 – 2.000 m2, phổ biến là 1.200 – 1.600 m2, độ sâu ao tùy vào diện tích bề mặt, đảm bảo mực nước 1,3 – 1,7 m. Đáy ao phải được xử lý bằng việc bơm cát và lu nền bằng phẳng trước khi lót bạt. Độ dốc về trung tâm đủ để nước dồn về khi xả cạn.

Ao nuôi tôm thẻ chân trắng cần được phơi 7 – 10 ngày rồi mới cấp nước vào, bón phân tổng hợp lẫn vi sinh trước 10 ngày để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Lắp đặt hệ thống quạt nước, hệ thống siphon và nơi thu gom chất thải.

Lựa chọn tôm giống để nuôi

Lựa chọn giống tôm tốt, khỏe mạnh và không nhiễm bệnh là khâu vô cùng quan trọng trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng mà bạn cần nắm được. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật PCR để giúp kiểm bệnh trên tôm thẻ. Đồng thời nhớ thả tôm theo từng mật độ cụ thể sao cho phù hợp với từng loại ao đã nêu ở trên, mật độ thả dao động 46,2 con/ m2.

Điều tiết chất nước cho ao nuôi tôm thẻ

Khoảng 25 ngày đầu tiên khi nuôi tôm thì bạn không thay nước để giúp tôm phát triển ổn định,  mực sâu tầm 80 -120 cm. Bắt đầu từ ngày 26 – 65 thì cho thêm nước vào ao nuôi, giữ nước sâu 120 – 150 cm. Đảm bảo màu nước ổn định, thời gian quạt nước 24/24.

Cho tôm thẻ ăn đúng cách

Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng cần đảm bảo chất lượng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nguồn gốc rõ ràng để giúp tôm sinh trưởng tốt, phát triển đều đặn. Ở giai đoạn đầu mới thả thì nên chọn thức ăn viên công nghiệp loại nhỏ rồi mới tăng dần kích cỡ, cho ăn 1 ngày 4 lần vào khoảng: 10h sáng, 2h chiều, lúc 7h tối và tầm 23h đêm. Riêng giai đoạn cuối vụ, cho ăn 5 lần/ngày để tôm lớn nhanh, tăng năng suất khi bán.

Nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao với bạt lót ao tôm

Hiện nay trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng đều sử dụng bạt lót ao nuôi hay còn gọi là màng chống thấm HDPE. Đây là loại bạt lót chống thấm chuyên dùng để lót đáy ao và bờ ao nuôi tôm, sản xuất từ nhựa PVC với nhiều ưu điểm như:

– Chống thấm cực tốt, không cho nước từ trong ao thấm ra cũng như nước và chất bẩn từ ngoài thấm vào, đảm bảo lượng nước ổn định để tôm phát triển.

ao nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt
ao nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt

– Ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại, rong rêu, tảo, vi sinh vật, nên đảm bảo chất lượng nước tốt, sạch, giảm rủi ro nhiễm bệnh, giúp tôm luôn khỏe mạnh.

– Cân bằng độ pH trong nước, không sợ pH quá cao hoặc quá thấp

– Nuôi tôm trong hồ lót bạt giúp ngăn chặn hiện tượng lắng đọng xuống lớp bùn mềm nên giảm tiêu hao oxy, giảm thiết bị sục khí cũng như giảm chi phí điện để tạo ra oxy.

Những ưu điểm sẽ có được

– Dễ dàng thu hoạch tôm, không sợ bị thất thoát tôm như nuôi trong ao bùn

– Vệ sinh ao nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng, dễ quay vòng hơn

– Làm giảm chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì

Bạt lót ao tôm hiện đang được phân phối chủ yếu tại Công ty TNHH SunCo Group Việt Nam với chất lượng tốt cùng mức giá cạnh tranh nhất. Tại đây, quý khách vừa được bán hàng đảm bảo, giá rẻ mà còn được tư vấn về quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất. Mọi thắc mắc cần giải đáp, xin liên hệ:

Địa chỉ mua bạt lót hồ ao tôm

Hotline: 0989.999 219 (Call/Zalo)– Mr Thức

Địa Chỉ: Số 1, ngách 765/1 Nguyễn Văn Linh, P.Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội

Kho HCM: 789 Lê Thị Riêng –  phường Thới An – Quận 12 – TPHCM

Kho Đà Nẵng : 479 Trường Sơn – Quận Cẩm Lệ – Đà Nẵng 

Kho Nha Trang : số 24, quốc lộ 1A, phường Vĩnh Phương , TP Nha Trang

Kho Quảng Ngãi : gần cầu Trà Khúc, đường tránh Quảng Ngãi

Kho Cần Thơ : số 188 đường dẫn cầu Cần Thơ, quận Cái Răng , TP Cần Thơ

Kho Dak Lak: Số 100 đường tránh TP Buôn Mê Thuột

Email: duongthuc79@gmail.com

Website: https://suncogroupvn.com/

 

CHAT ZÉP LÀO