Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa là một trong những mô hình nuôi trồng thủy sản rất hiệu quả được đông đảo bà con áp dụng hiện nay. Vậy triển khai mô hình này như thế nào cho đúng cách và đạt năng suất cao? Nếu bạn đang quan tâm tới kỹ thuật này, hãy tham khảo ngay những hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Nội Dung Chính
Đặc điểm của tôm càng xanh
Tôm càng xanh (tên quốc tế Macrobrachium rosenbergii) là loại tôm sông to thuộc họ tôm gai hay còn được gọi là tôm nước ngọt khổng lồ. Tôm xàng xanh được nuôi rộng rãi trên toàn thế giới bởi chúng rất dễ nuôi, sức đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh và giá bán cao.
Tôm càng xanh thương phẩm có thể dài tới hơn 30cm, vỏ tôm có màu nâu hoặc màu xanh lục, có các sọc dọc mờ nhạt. Tôm rất nhiều thịt, ngọt thơm, đặc biệt là giàu dinh dưỡng nên được nhiều người yêu thích, nhu cầu tiêu thụ rất lớn.
Đặc biệt giá bán tôm càng xanh dao động từ 150-200k/kg, kèm theo nhu cầu thị trường càng lớn, có thể xuất khẩu nên nuôi tôm càng xanh càng trở nên phổ biến.
Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa là như thế nào?
Hiện nay có nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh, tuy nhiên nuôi tôm càng xanh ngay trên ruộng lúa là mô hình tối ưu nhất được nhiều bà con áp dụng. Có thể hiểu đây là hình thức canh tác kết hợp giữa thủy sản và trồng trọt, vừa trồng lúa vừa nuôi tôm, kết hợp 2 trong 1, vì thế đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Với mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa này, bà con có thể tận dụng ngay ruộng lúa để nuôi tôm, không đòi hỏi yêu cầu phải có ao tôm riêng. Do đó có lợi hơn nhiều, góp phần gia tăng thu nhập trên cùng một mảnh đất. Đặc biệt nuôi tôm càng xanh kết hợp trong ruộng lúa không những không làm giảm năng suất lúa mà còn có thêm thu nhập từ tôm.
Hơn nữa thời gian thu hoạch lúa cũng như thời gian để thu hoạch tôm ngang nhau (tầm 3-4 tháng) nên bạn có thể thu hoạch luôn 1 thể, cực kỳ thuận tiện. Tuy nhiên nuôi tôm càng xanh kết hợp xen canh lúa chỉ thích hợp với điều kiện ruộng lúa là nước ngọt. Nhiều hộ gia đình áp dụng mô hình này mà thu lợi nhuận vài chục tới hơn trăm triệu đồng.
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khá đơn giản, tuy nhiên để đạt năng suất cao thì bà con cần chú ý thực hiện đúng kỹ thuật sau:
Chọn mùa vụ nuôi tôm
Thường mỗi năm sẽ có vụ lúa chính đó là vụ đông xuân (tầm tháng 12 đến tháng 2 năm sau) và vụ hè thu (tháng 4-5 cho tới tháng 8). Căn cứ vào đặc điểm khí hậu thời tiết từng vùng mà bạn có thể chọn nuôi tôm càng xanh ở 1 trong 2 vụ lúa trên hoặc cũng có thể nuôi tôm ở cả 2 vụ đều được nếu thuận lợi.
Tuy nhiên theo khảo sát tại Việt Nam thì nuôi tôm vào vụ hè thu là tốt nhất bởi lúc này nước ngập trong ruộng lúa kéo dài nên tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt. Còn mùa đông xuân thì thường khô hanh kéo dài nên việc nuôi tôm sẽ khó khăn hơn.
Thiết kế ruộng để nuôi tôm càng xanh
Tùy theo từng điều kiện cụ thể là bố trí diện tích nuôi phù hợp, ruộng nuôi có thể từ 500m5 đến vài ha. Ruộng lúa để nuôi tôm cần thiết kế phù hợp, có mương bao xung quanh, mương chiếm tầm 20% diện tích của ruộng, rộng 2-3m nhằm đảm bảo cung cấp nước ổn định cho ruộng, giúp tôm phát triển thuận lợi, tránh bị thiếu nước.
Bên cạnh đó cần đắp bờ cho ruộng, bờ cao tối thiểu 1m, chân bờ 2-3m. Nư vậy để ngăn ngừa nếu không may bão lũ xảy ra không làm ảnh hưởng tới tôm.
Sau khi thu hoạch lúc vụ đông xuân thì bạn tu sửa bờ, vét bùn ở mương, bón vôi rồi phơi ruộng. Sau đó bơm nước vào ruộng, đảm bảo ngập mặt ruộng 30-50cm, với ao ương cần tối thiểu 0.8m. Kết hợp bón thêm phân hữu cơ để gây màu nước.
Chuẩn bị giống và thả tôm càng xanh
Bạn mua tôm giống ở các trại uy tín, có kiểm dịch để yên tâm. Nên chọn tôm giống kích cỡ đều, bơi khỏe, đã qua kiểm dịch, không bị bệnh dịch.
Mật độ thả tôm tầm 3-5 con 1 mét vuông, để an tâm bạn có thể ương tôm ở ao ương trước rồi mới thả tôm vào ruộng.
Thức ăn cho tôm càng xanh
Bạn có thể cho tôm ăn thức ăn tự nhiên như động thực vật thủy sinh rất tốt trong giai đoạn đầu của tôm. Hoặc thức ăn tươi như cá, cua, tép, ốc, hến,… và thức ăn viên, cám công nghiệp. Cần điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm theo từng giai đoạn, chú ý lượng thức ăn chỉ tương đương 10-20% trọng lượng cơ thể.
Chăm sóc và quản lý tôm càng xanh
Cần chú ý thay nước định kỳ, kiểm tra môi trường ao nuôi cẩn thận, cho tôm ăn đầy đủ. Đối với mùa lũ cần có biện pháp phòng ngừa chăm sóc hiệu quả. Thường xuyên bổ sung thêm men vi sinh hay vitamin để tăng đề kháng cho tôm.
Thu hoạch tôm càng xanh
Sau 4-5 tháng nuôi tôm là bạn có thể thu hoạch. Có 2 hình thức là thu hoạch tỉa con lớn trước hoặc thu hoạch toàn bộ 1 lần.
Hy vọng với giải pháp nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa này sẽ giúp bà con nông dân có thêm giải pháp nuôi trồng tôm tiết kiệm song song với việc trồng lúa. Nhờ đó tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư mang lại thêm thu nhâp hiệu quả