Neoweb là gì? Ứng dụng và hướng dẫn thi công

Neowweb là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong thi công xây dựng. Nhưng trên thực tế thì rất ít người hiểu được neoweb là gì, cấu tạo ra sao, ứng dụng như thế nào và thi công ra làm sao? Chính vì vậy để giúp các bạn hiểu rõ hơn về neoweb, các chuyên gia của Suncogroup xin đưa ra những chia sẻ cụ thể ngay sau đây.

Neoweb là gì?

Thực chất thì Neoweb chính là một loại ô địa kỹ thuật hay còn gọi là Geocell. Sản phẩm này có chức năng chính đó là giúp phân tách, ổn định cũng như làm gia cố cho nền đất. Một hệ thống Neoweb chính là một mạng lưới những ô ngăn hình mạng có dạng tổ ong được đục lỗ và được tạo nhám. Và mạng lưới này sẽ được hình thành thông qua sự liên kết hàn nhiệt của các tấm nhựa chống thấm HDPE lại với nhau.

neoweb

Nói cách khác, khi bạn chèn tất cả các vật liệu như đá, đất, sỏi, đá dăm hay bê tông vào trong Neoweb sẽ tạo thành kết cấu vững chắc có khả năng gia cường nền đất, giúp chống xói mòn và bảo bệ lớp màng chống thấm ở bên dưới không bị tác động từ bên ngoài.

Tìm hiệu cấu tạo của Neoweb

Neoweb được tạo thành từ các tấm HDPE hay còn được gọi là màng chống thấm HDPE. Các tấm HDPE này được xếp chồng liên tục lên nhau và kết dính chúng lại thông qua phương pháp hàn nhiệt kết hợp cùng những khoảng cách nhất định. Những tấm màng chống thấm HDPE này sau khi kết dính lại và kéo ra sẽ tạo thành các ô lưới. 

Thông qua hệ thống các vách ngăn cách có thể cho phép bảo vệ vật liệu chèn lấp ở bên trong theo 3 phương khác nhau, từ đó tạo ra được cường độ chịu lực cao ở trong từng phương. Thường thì vật liệu chèn lấp bên trong kết cấu Neoweb vô cùng linh hoạt, căn cứ theo các yêu cầu kỹ thuật công trình mà dùng vật liệu tại chỗ hoặc là các chất thải.

Phân loại Neoweb

Các chuyên gia cho rằng, một hệ thống Neoweb sẽ có rất nhiều chủng loại cũng như kích thước khác nhau. Dựa trên từng yêu cầu kỹ thuật nhất định cũng như ngân sách mà các chuyên gia thiết kế sẽ lựa chọn loại neoweb phù hợp. Ví dụ như: 

Phân loại theo kích thước ô ngăn 

– Neoweb loại ô cỡ tiêu chuẩn (tầm 21x25cm).

– Neoweb loại ô cỡ trung bình (khoảng 29x34cm) .

– Neoweb loại ô cỡ lớn (tầm 42x50cm).

Phân loại Neoweb theo chiều cao

– Neoweb cao 5 cm.

– Neoweb cao 7.5 cm.

– Neoweb cao 10 cm.

– Neoweb cao 15 cm.

– Neoweb cao 20 cm.

Ứng dụng phổ biến của Neoweb

Neoweb được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực sau

– Ứng dụng trong ngành thủy lợi: Neoweb được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho các công trình có địa hình hiểm trở. Nó có khả năng khắc phục được tình trạng nứt gãy, lún nền, sạt lở đất ở trong các công trình thủy lợi, hồ chứa hoặc các kênh mương dẫn nước…

– Ứng dụng trong xây dựng tường chắn: ô ngăn hình mạng Neoweb có cấu tạo đặc biệt, có khả năng tạo thành các cốt trong vật liệu giúp bảo vệ bề mặt công trình. Đồng thời có thể dùng làm ván khuôn ở trong quá trình thi công,  tạo cảnh quan đẹp cho công trình.

– Ứng dụng trong gia cố mái dốc: neoweb có thể tạo thành lớp bảo vệ, giúp chống xói mòn cho các sườn dốc cao. Tùy theo điều kiện địa chất mà sử dụng đai thép neo giữ hệ thống ô lưới, dùng đất, đá hoặc bê tông để phủ lấp.

– Ngoài ra thì neoweb cũng được ứng dụng trong thi công các công trình xây dựng như thi công đường sắt, đường bộ, nhất là các đường chân đèo, đường gần biển…Nó cho phép ổn định nền của đường giao thông ở trên vùng đất yếu. 

Sử dụng neoweb có một số ưu điểm như sau

– Có khả năng tạo ra được liên kết mềm để chống nứt gãy.

– Tuổi thọ vật liệu rất cao, có thể tồn tại hàng chục năm trở lên

– Dễ thi công, thời gian thi công nhanh, không quá phức tạp.

– Rất thân thiện với môi trường sống

– Không bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường bên ngoài cũng như các yếu tố sinh và hóa học có trong đất, không sợ bị oxy hóa.

– Chi phí xử lý cũng rất thấp, không quá đắt như các vật liệu khác.

Hướng dẫn thi công Neoweb hiệu quả

– Bước 1: cần chuẩn bị tốt mặt bằng trước khi thi công Neoweb. Theo đó cần san gạt nền bằng phẳng, đúng bản vẽ, loại bỏ hết cỏ rác, gạch vữa vỡ, đảm bảo khô ráo…

thi công neoweb

– Bước 2: Chuẩn bị vật liệu thi công và thiết bị thi công. Ví dụ như vải địa kỹ thuật, đất, đá, bê tông, vữa lót, cọc neo, ghim, dây chằng, máy dập ghim, máy nén khí, nơi không có điền cần dùng thêm máy phát điện, cưa, búa…

– Bước 3: bạn rải hết các tấm Neoweb trên mặt bằng thi công, tùy theo kích thước tấm vật liệu để tính toán số lượng phù hợp. Trước khi đặt neoweb thì bạn trải Geocell liên tiếp và song song với thành kênh, dựa theo hướng căng tấm Geocell để rải vật liệu.

– Bước 4:  tiến hành ghim để nối các tấm Neoweb lại với nhau.

– Bước 5: Đóng cọc neo định vị ở trên mái rồi căng các tấm lót với nhau

Hy vọng những chia sẻ bổ ích trên đã giúp các bạn nắm được neoweb là gì, đặc điểm, ứng dụng và cách thi công neoweb. Nếu còn gì thắc mắc, xin liên hệ 0989.999 219 (Call/Zalo)

Xem thêm : Rọ đá là gì ?

 

 

CHAT ZÉP LÀO