Mô hình nuôi tôm mới lãi tiền tỷ mỗi năm của cựu chiến binh

Ông Sơn là một cựu chiến binh Tây Nam quê tại Hà Tĩnh. Sau khi giải ngũ, ông về quê xây dựng kinh tế và tìm hiểu về mô hình nuôi tôm trên hồ đất bùn. Khi nuôi tôm với phương pháp truyền thống, nhiều năm ông luôn gặp phải những khó khăn nhất định bởi bệnh dịch hay thiên tai đã làm ảnh hưởng đến ông. Gần đây sau khi tham khảo các nguồn thông tin, ông Sơn đã biết đến phương pháp mô hình nuôi tôm mới trong bể xi măng lót bạt nhựa hdpe,

Chuyển đổi nuôi tôm sang bể xi măng

Năm 1999, ông bắt đầu nuôi tôm trong ao đất, tuy nhiên do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, môi trường, dịch bệnh nên hiệu quả kinh tế không cao.

Việc ông Sơn quyết định đưa tôm từ ao đất sang bể nổi xi măng xuất phát từ một chuyến đi thăm bạn cũ tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 2019. Tại đây, ông lần đầu tiên thấy người dân nuôi tôm trong bể xi măng. Ông lấy làm lạ bởi từ trước đến nay, phương thức nuôi tôm này chưa từng xuất hiện tại quê nhà.

Đầu tư nuôi tôm trong bể xi măng lót bạt 

Sau khi tìm hiểu và nhận thấy những ưu điểm của việc nuôi tôm trong bể nổi xi măng, vào cuối năm 2019, ông đã mạnh dạn đầu tư hơn 500 triệu đồng để xây dựng hệ thống bể nổi với diện tích 500 m2.

mô hình nuôi tôm mới trong bể lót bạt

Bể nổi được xây dựng hẳn trên mặt đất với chiều cao từ 1,3-1,5 m và bên trên có mái che bằng lưới để hạn chế ánh nắng. Ngoài ra, còn có hệ thống sục ôxy đáy, máy bơm, đường ống và hệ thống lọc nước.

Theo ông Mai Văn Bình, nhờ được thiết kế đồng bộ nên việc nuôi tôm trong bể nổi sẽ giúp người nuôi thuận lợi trong việc chăm sóc và chủ động kiểm soát các yếu tố môi trường, tôm nuôi trong bể nổi luôn đạt tỷ lệ sống trên 95%.

Kết quả ngoài sức mong đợi từ mô hình nuôi tôm mới

Ngay từ vụ đầu tiên, mô hình nuôi tôm mới trong bể nổi xi măng khiến ông Sơn bất ngờ, bởi hiệu quả “ăn đứt” phương thức thông thường. Cách nuôi này giảm đáng kể quy mô diện tích, dễ kiểm soát dịch bệnh, và tăng vượt trội mật độ thả nuôi.

“Nuôi thông thường chỉ đạt 100-150 con giống/m2, nhưng ở bể nổi có thể đạt gấp đôi với mức 300 con/m2. Đặc biệt, mình kiểm soát được nguồn nước, nhiệt độ nước trong hồ, đặc biệt là không hao thức ăn cũng như ngăn chặn được các loài vật khác xâm nhập”, ông Sơn chia sẻ.

Đây là vụ tôm thứ 5 ông triển khai trong bể nổi xi măng, mỗi vụ ông thả nuôi khoảng 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, sau 3-4 tháng, tôm đạt trọng lượng trung bình 40 con/kg sẽ xuất bán.

Với giá bán từ 200.000-250.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông Sơn thu lãi 350-400 triệu đồng mỗi vụ, mỗi năm 2 vụ cũng lãi ròng gần cả tỷ đồng. Nếu so với nuôi tôm theo phương thức truyền thống thì nuôi tôm trong bể nổi mang lại lợi nhuận cao gấp 3-4 lần. 

Khó khăn trong nuôi tôm trong bể xi măng

Theo ông Sơn, khó khăn lớn nhất khi nuôi tôm trong bể xi măng là tiền đầu tư ban đầu lớn. Bên cạnh đó, quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt sự tăng trưởng của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn, nhiệt độ nước và thường xuyên thay nước để đảm bảo môi trường sống cho tôm.

ông sơn kể nhưng khó khăn nuôi tôm

Trong nuôi tôm thì nguồn nước và thức ăn là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng. Nước trước khi dẫn vào bể nuôi nhất thiết phải được xử lý kỹ lưỡng thông qua hệ thống sàng, lọc, sẽ tiến hành tiệt trùng, diệt khuẩn.

Hiện, ông cùng người con trai đang là lao động thường xuyên tại hồ tôm. Thời điểm thu hoạch, ông sẽ thuê thêm lao động thời vụ để bán tôm cũng như vệ sinh bể nuôi. 

Mô hình nuôi tôm mới được nhân rộng và được khen thưởng

Với những thành công đã đạt được, mô hình nuôi tôm của cựu binh chiến trường Tây Nam đã được rất nhiều người dân đến tham quan, học hỏi, ông cũng đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm để bà con cùng phát triển kinh tế.

Bằng những nỗ lực trong phát triển kinh tế, cựu chiến binh Sơn đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng như Hội Cựu chiến binh tỉnh này tặng Bằng khen, Giấy khen.

Theo ông Hoàng Văn Bình, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Anh, từ những tín hiệu tích cực mà mô hình nuôi tôm mới trong bể nổi của ông Sơn, thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng mô hình này. Đồng thời, huyện Kỳ Anh cũng sẽ tranh thủ các nguồn vốn để tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu đầu tư xây dựng các bể nổi nuôi tôm.  

Theo nguồn báo dantri.com.vn

Hy vọng với giải pháp nuôi tôm mới của ông Sơn sẽ giúp nhiều người dân đang nuôi tôm có được mô hình mới nhằm tăng suất nuôi trồng và giảm thiểu được vấn thiệt hại do bệnh dịch thiên tai. 

Để được tư vấn và hỗ trợ thi công bạt lót hồ ,bể nuôi tôm liên hệ 0989.999.219 (Call/Zalo)

Xem thêm : Các lưu ý khi sử dụng bạt lót ao tôm

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

 

Chat Zalo