Màng chống thấm Bentonite (tên gọi khác là màng chống thấm GCL) là 1 trong các dạng vật liệu chống thấm được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu hết các đặc tính của sản phẩm, ưu điểm cũng như ứng dụng của nó ngoài thực tế. Vì vậy trong nội dung bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi xin cung cấp đầy đủ các thông tin về màng Bentonite để quý khách hiểu rõ hơn.
Nội Dung Chính
Màng chống thấm Bentonite là gì?
Có thể hiểu màng chống thấm Bentonite chính là sản phẩm chống thấm rất linh hoạt được sản xuất bằng công nghệ dệt xuyên kim hiện đại với cấu tạo 3 lớp đặc biệt nên mang lại hiệu quả chống thấm cao. Điểm đặc biệt của màng Bentonite đó là khi chúng tiếp xúc với nước sẽ tự tạo ra màng keo có công dụng chống thấm nên củ yếu được dùng để chống thấm, dùng để phủ lên bề mặt thành đất để và tránh hiện tượng thẩm thấu nước.
Cấu tạo của màng chống Bentonite
Màng Bentonite có cấu tạo rất đặc biệt với 3 lớp cơ bản sau:
+ Lớp phủ bề mặt: lớp này làm từ vải địa kỹ thuật không dệt, tức là từ xơ polypropylene chất lượng cao. Sau đó sản xuất qua phương pháp xuyên kim và cán nhiệt để tạo nên lớp vật liệu rất chắc chắn, tạo sự ổn định về kích thước cũng như nâng cao độ bền khi đem nó sử dụng trong các công trình xây dựng.
+ Lớp giữa: đây chính là bentonite tự nhiên khoáng sét có đặc tính hóa keo cao, có khả năng trương nở tốt ở trong môi trường nước. Khi Bentonite gặp nước sẽ trương nở ra, vì vậy mà tạo thành khả năng trống thấm tốt, tương đương lớp đất sét luyện từ 60 – 90 cm.
+ Lớp lót đáy: lớp này làm từ vải địa kỹ thuật dệt được sản xuất từ các sợi polypropylene (PP) có tính trơ hoặc từ polyester (PET). Thêm vào đó thành phần vải PP/ PET còn có chất ổn định nhiệt và chống ánh sáng nên rất bền, không bị giòn, không nứt, bền màu, đàn hồi tốt, kháng tia UV, chống xuyên thủng và bục.
Thông số kỹ thuật của màng chống thấm Bentonite
– Độ ma sát với đất rất tốt, tăng hiệu quả chống thấm cho công trình
– Có khả năng giữ nguyên được khoảng cách ban đầu giữa lớp lót đáy và lớp phủ bề mặt
– Hệ số thấm nhỏ, dao động ≤ 5×10-9cm/giây
– Độ dày khô khoảng 6mm
– Độ bền kháng chọc thủng lên đến1600N
– Khối lượng bentonite tầm khoảng: 3600g/m2 ( 0% độ ẩm )
– Độ tách nước là: £ 18 ml
– Chỉ số trương nở: ≥ 24 ml/2g
Tác dụng, ứng dụng của màng chống Bentonite
Cộng dụng chính của màng Bentonite đó là dùng để chống thấm, giúp ngăn chặn nước thấm vào các công trình, tăng sự ổn định và chắc chắn cho công trình. Bentonite giúp tạo thành lớp màng chống thấm hiệu quả đối với cả chất lỏng cùng như khí hơi. Khả năng chống thấm của Bentonite lên đến 95%.
Màng chống thấm Bentonite chủ yếu được ứng dụng trong cá lĩnh vực sau
– Được dùng làm lớp lót chống thấm cho các công trình như: lót bãi rác thải sinh hoạt chất thải công nghiệp, lót đáy hồ xử lý sinh học, lót đáy các khai thác khoáng sản, lót hố chôn hoá chất độc hại, lót bể chứa, bồn chứa hoá chất…
– Sử dụng để chống thấm cho các dự án như: đập đất, kênh, ao hay hồ chứa nước…
– Dùng làm tường vây giúp ngăn cách các khu công nghiệp với các khu dân cư, ví dụ ngăn khu chế biến dầu mỏ, khai khoáng với nhà dân…
– Sử dụng để làm lớp phủ bề mặt đất giúp chống xói mòn đất hoặc phủ lên trên các bãi rác nhằm mục đích chống ô nhiễm không khí…
Xem thêm sản phẩm : Màng chống thấm HDPE giá rẻ
Hướng dẫn thi công màng chống thấm Bentonite
– Bước 1: chuẩn bị mặt bằng thi công: trước khi thi công màng Bentonite thì cần làm sạch mặt bằng, loại hết vẩn rác và các vật sắc nhọn, sỏi đá, vữa, đảm bảo mặt bằng khô ráo và phẳng, chắng chắn giúp tăng hiệu quả chống thấm. Đồng thời nên làm hệ thống tiêu thoát nước hoặc bố trí thiết bị bơm, ống dẫn nước.
– Bước 2: chuẩn bị các thiết bị phục vụ thi công như: máy phát điện hay điện lưới, thiết bị di chuyển và thiết bị rải màng, xe nâng, giá đỡ, cáp mềm, dụng cụ đo cắt, thước, kéo, kìm…
– Bước 3: Tiến hành trải màng chống thấm Bentonite: Lấy màng đã chuẩn bị sẵn đem trải trên mặt bằng, trải lớp màng nọ nối tiếp lớp màng kia theo khoảng phủ bì nhất định, khoảng cách chồng mí tầm 15cm. Dùng máy cơ di chuyển sẽ giúp lăn nhanh hơn. Bạn nhớ tính toán lam sao để tổng chiều dài cũng như các đường hàn nối phải là nhỏ nhất.
– Bước 4: Gắn nối màng Bentonite: công tác gắn nối này khá đơn giản, bạn chỉ cần bóc lớp vải địa kỹ thuật ở phía trên của màng nằm dưới và lớp vải địa phía dưới tấm màng nằm trênrồi úp chồng nên nhau là được.
– Bước 5: bước cuối là phủ bề mặt màng Bentonite. Theo đó bạn sẽ phải phủ 1lớp đất đầm chặt tầm 30-50cm để giữ lớp GCL hiệu quả hơn.
Để tìm hiểu thêm về màng chống thấm Bentonite hoặc tư vấn báo giá sản phẩm, hãy liên hệ ngay qua số hotline: 0989 999 219 (Call/Zalo)