Nuôi tôm tít trong những năm gần đây càng trở lên phổ biến bởi đây là loại tôm ngon, giàu dinh dưỡng và giá bán khá cao. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được kỹ thuật nuôi tôm tít, nếu áp dụng sai kỹ thuật sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn bị thiệt hại. Nếu bạn đang có ý định nuôi tôm tít, hãy tham khảo hướng dẫn ngay sau đây.
Nội Dung Chính
Đặc điểm sinh học của tôm tít
Tôm tít còn được gọi là tôm búa, tôm tít hoặc bề bề có tên tiếng anh là Mantis shrimp Tôm tít có 8 đôi chân, vỏ giáp bên ngoài bảo phủ từ đầu đến đuôi, tùy từng loại mà có màu sắc khác nhau như màu nâu, màu xanh lục, hồng hoặc màu vàng nhạt.
Đây là loại hải sản được nhiều người yêu thích bởi nhiều thịt, thịt dai, thơm, ngon và rất giàu dinh dưỡng. Tôm tít gồm 2 loại là tôm tít thịt và loại tôm tít trứng. Nhiệt độ phù hợp để tôm tít phát triển là từ 27-29 độ C.
Nuôi tôm tít khá đơn giản, kể cả các khu vực nước sông, mặn, lợ nếu xử lý nước tốt vẫn hoàn toàn nuôi được. Đặc biệt giá thành cao (dao động 200-300k/kg tôm). Vì thế được nhiều bà con lựa chọn để nuôi nhằm mang lại thu nhập cao.
Kỹ thuật nuôi tôm tít hiệu quả, năng suất cao
Thực tế thì kỹ thuật nuôi tôm tít khá đơn giản, tuy nhiên cần phải tiến hành đúng theo kỹ thuật các bước thì mới có hiệu quả. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị bể/hồ nuôi tôm tít
Bạn có thể nuôi tôm tít ở nhiều mô hình khác nhau như nuôi trong ao/hồ lót bạt chống thấm, ao bể xi măng hoặc bể khung thép lót bạt…Tuy nhiên để giúp nuôi tôm hiệu quả thì bạn nên nuôi tôm tít trong bể/ao lót bạt. Đây là loại ao lót bạt HDPE có khả năng chống thấm tốt, độ bền cao, chịu được nhiệt độ cao, tia UV, giúp đảm bảo chất lượng nguồn nước tốt để tôm thuận lợi sinh trưởng. Đặc biệt mô hình nuôi tôm tít trong ao lót bạt cũng được khuyến khích bởi rất thân thiện với môi trường, không độc hại.
Đối với bể/ao nuôi tôm tít yêu cầu có chiều cao tối thiểu 1m trở lên, ít nhất 10m3 mỗi bể. Đáy bể lát phẳng hơi nghiêng tầm 10 độ về hướng thoát nước. Bể nuôi cần bố trí hệ thống oxy đáy cũng như hệ thống siphon để xả thải.
Bạn đào bể theo kích thước chuẩn bị sẵn. Sau đó lấy bạt HDPE đã chuẩn bị sẵn để trải kín toàn bộ ao. Dùng dụng cụ để cố định các góc, dùng keo hoặc máy hàn bạt để hàn các vết nối bạt giúp tăng độ chắc chắn và tính thẩm mỹ.
Nguồn nước để cấp vào ao phải được xử lý tốt sau đó bơm vào trong bể. Ngâm tầm 2-3 hôm xả nước ra và bơm nước mới vào, sau đó gây màu và thả tôm vào nuôi.
Chọn tôm tít giống
Để có thể giúp tôm phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh bạn cần phải chọn nguồn giống chất lượng. Tốt hơn hết là nên mua ở các trại giống uy tín, tôm đã qua kiểm dịch nên yên tâm hơn. Chọn tôm tít giống có kích thước đều nhau, bơi khỏe, không nhiễm bệnh…
Thả tôm giống vào ao lót bạt
Tôm giống sau khi mua về bạn không thả ngay trực tiếp vào bể/ao nuôi. Thay vào đó bạn tắm qua với nước muối pha đúng tỷ lệ để loại bỏ hết vi khuẩn bám ở vỏ. Đồng thời trước khi thả tôm, bạn để nguyên bao tôm ngâm trong bể tầm 15-20p cho tôm quen dần với nhiệt độ ao, rồi mở miệng bao cho tôm bơi ra từ từ.
Mật độ thả tôm tít lý tưởng là khoảng 30-40 con/m3. Vì nuôi trong ao lót bạt có thể thả dày hơn so với ao bể xi măng nên bạn có thể tăng mật độ.
Thức ăn cho tôm tít
Thức ăn dành cho tôm tít thì nên ưu tiên ăn các loại như trùn quế, nhuyễn thể, ruồi lính đen hoặc cá tạp đem xay nhuyễn. Sau đó kết hợp cho ăn cám viên. Mỗi ngày cho ăn ít nhất là 3 lần.
Chăm sóc, quản lý tôm tít
Trong quá trình nôi tôm cần chú ý thường xuyên theo dõi màu nước, phát hiện và xử lý sớm nếu có bệnh dịch. Đồng thời thay nước định kỳ cho bể, khi thay chỉ nên thay 1/3-1/2 lượng nước trong bể chứ không thay nước hoàn toàn.
Bên cạnh đó cần bổ sung thêm vitamin, men vi sinh cho tôm nhằm mục đích tăng sức đề kháng, giúp tôm phát triển tốt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh dịch.
Thời gian thu hoạch tôm tít
Khoảng 3-4 tháng sau khi nuôi tôm tít là có thể thu hoạch được. Lúc này tôm có thể đạt trọng lượng khoảng 150- 250g/con. Sau khi thu hoạch xong, bạn vệ sinh bể, phơi tầm 7 ngày là có thể bắt tay vào nuôi vụ mới.
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi tôm sú hiệu quả