Tìm hiểu kỹ thuật nuôi sò huyết trong vuông tôm hiệu quả

Kỹ thuật nuôi sò huyết trong vuông tôm là xu hướng mới hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cao và đã được rất đông người áp dụng thành công. Vậy mô hình nuôi này có gì đặc biệt, ưu điểm ra sao và thực hiện áp dụng thế nào cho hiệu quả? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến mô hình nuôi sò huyết và tôm kết hợp thì hãy theo dõi chia sẻ dưới đây nhé.

Kỹ thuật nuôi sò huyết trong vuông tôm là gì?

Nuôi sò huyết cùng trong vuông tôm là hình thức nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm trong cùng một diện tích. Đây được xem là phương pháp nuôi thủy sản tiên tiến hiện nay mang lại hiệu quả cao, thu nhập ổn định cho bà con thay vì chỉ nuôi tôm hoặc sò huyết.

kỹ thuật nuôi sò huyết trong ao vuông tôm
ao nuôi sò huyết trong vuông tôm

Tuy nhiên để có thể nuôi được sò huyết và tôm cùng nhau thì đòi hỏi bạn phải cải tạo môi trường ở trong vuông cho tốt, phải tính toán được thời gian thả giống sao cho hợp lý để tôm và sò huyết phát triển tốt mà không lo bị hao hụt.

Mô hình này đang được áp dụng mạnh mẽ ở các tỉnh phía Nam như Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh…và hiện cũng đang lan rộng ra rất nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

Ưu điểm của kỹ thuật nuôi sò huyết trong vuông tôm

– Hiệu quả kinh tế cao: trước đây bà con thường nuôi cua lẫn trong vuông tôm nhưng nuôi cua vất vả hơn. Nuôi sò huyết dễ dàng hơn rất nhiều vì khả năng sống của sò huyết cao hơn, sò cũng không cần ăn, chỉ cần thay nước thường xuyên là được.

– Tăng thu nhập: giá trị của sò huyết cao cao, mô hình nuôi tôm sò huyết kết hợp chung giúp bạn tăng thu nhập lên ít nhất gấp đôi so với nuôi tôm hay sò huyết đơn thuần.

– Tiết kiệm diện tích: ngay trên cùng 1 diện tích (1 vuông tôm) bạn có thể vừa nuôi được tôm vừa nuôi được sò huyết, tận dụng diện tích hiệu quả hơn.

– Dễ chăm sóc quản lý: sò không cạnh tranh thức ăn với tôm nên việc nuôi sò huyết trong vuông tôm cực kỳ đơn giản, dễ dàng, không mất nhiều thời gian và công sức.

Thực tế đã có rất nhiều gia đình khi thu hoạch thì lượng sò huyết còn lớn hơn cả tôm. Đặc biệt với nhu cầu tiêu thụ sò huyết ngày càng cao thì đây là mô hình nuôi thủy hải sản tiên tiến, khoa học mà bạn có thể tin tưởng.

Kỹ thuật nuôi sò huyết trong vuông tôm

Để đạt được hiệu quả nuôi sò huyết trong ao vuông tôm, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị tốt ao nuôi

Bạn nên nhớ nuôi sò huyết rất dễ nhưng sò huyết lại rất kỵ rong rêu nên công tác cải tạo ao là cực kỳ quan trọng. Theo đó với các ao cũ bạn cần cải tạo ao cho tốt, tiến hành bón vôi, phơi ao 5-7 ngày tạo ra môi trường ao tốt giúp tôm và sò huyết phát triển.

chuẩn bị ao nuôi sò huyết
chuẩn bị ao nuôi sò huyết

Tiếp đó là khâu lấy nước vào ao. Để tránh tình trạng vi sinh vật có hại xâm nhập vào ao nuôi thì bạn lấy nước qua các túi lọc, sau đó diệt tạo khuẩn, 3-5 ngày sau bạn gây màu nước nhằm mục đích tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết. Theo đó có thể dùng các hóa chất để diệt tạp, gây màu nước, đảm bảo độ pH trong ao phù hợp.

Bạn có thể tham khảo bạt chống thám lót ao vuông tôm hiệu quả tại : https://suncogroupvn.com/mang-chong-tham-hdpe

Bước 2: Chọn con giống và thả giống vào ao

Với tôm giống bạn chọn tôm khỏe mạnh, kích cỡ đều nhau, bơi khỏe, nên chọn giống ở các trại giống uy tín. Với sò huyết cũng vật, chọn giống sò huyết chuẩn, giàu chất dinh dưỡng, sò đều nhau và không bị bệnh.

Đầu tiên sẽ là thả tôm giống vào ao, bạn có thể thả 3-4 đợt/năm (đợt 1 bạn thả vào tháng 11, đợt 2 thả vào tháng 2, đợt 3 thả vào tháng 6 và đợt 4 thả vào tháng 8. Mật độ thả tôm tầm 100-150con/m2. Tôm đợt 4 thì thả sau khi đã thả sò huyết tầm 1 tháng.

Sau đó tầm tháng 4-7 dương là bạn có thể thả sò huyết vào cùng. Thời điểm phù hợp để thả tôm và sò huyết là buổi sáng mát hoặc buổi chiều khi trời đã mát, không mưa bão.

Bước 3: Chăm sóc, quản lý, cho ăn

Cho tôm ăn theo chế độ, bao gồm cả thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp (thức ăn dạng viên). Số lần ăn và lượng thức ăn sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của tôm.

Đối với sò huyết không cần ăn như tôm nhưng bạn cũng cần thường xuyên thay nước, tạo màu để tạo thức ăn tự nhiên cho chúng.

Sò huyết khi nuôi được 2-3 tháng thì tiến hành san thưa giúp chúng phát triển tốt hơn. Chú ý ngày mưa thì nên bón chút vôi để ổn định chất lượng độ pH trong nước ao.

Bước 4: Thu hoạch

Sau khoảng 7-8 tháng nuôi tôm sò huyết là các bạn đã có thể thu hoạch. Lúc này sò huyết thương phẩm đã có thể đạt kích cỡ 50-70con/kg. Tùy vào từng tình hình thực tế mà bạn có thể thu hoạch tỉa hay hoàn toàn đều được. Sau thu hoạch cải tạo lại ao để tiếp tục bắt đầu vụ nuôi mới.

Mong rằng với những chia sẻ trên đã có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi sò huyết trong vuông tôm. Chúc các bạn áp dụng thành công.

 

CHAT ZALO