Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Nuôi lươn không bùn đang trở thành mô hình tiên tiến đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Đặc biệt thịt lươn không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn được ví như vị thuốc bổ, tốt cho sức khỏe nên nhu cầu tiêu thụ thịt lươn ngày càng lớn. Bạn có thể tham khảo ngay kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng sau đây, qua đó chủ động áp dụng thực tiễn, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại so với nuôi lươn trong ao bùn đất.

Vì sao nuôi lươn không bùn đang trở thành nghề hái ra tiền?

Theo khoa học thì thịt lươn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Protein, chất béo, canxi, Phospho, Sắt cùng hàng loạt các loại vitamin nhóm B khác (B1, B2, B5…) tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đông y còn cho rằng thịt lươn có tính ấm, vị ngọt, giúp bổ máu, bổ não, thanh nhiệt cơ thể và điều hòa khí huyết rất tốt. Vì thế với ai bị suy nhược cơ thể, người gầy ốm yếu, phụ nữ sau sinh đẻ, trẻ nhỏ ăn thịt lương cực kỳ tốt.

kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Chính vì bổ dưỡng và tốt cho cơ thể nên thịt lươn được nhiều người yêu thích. Nhu cầu tiêu thụ thịt lươn ngày càng lớn, thịt lươn cũng được chế biến theo nhiều món khác nhau. Cộng thêm giá bán cao nên nuôi lươn trở thành nghề đem lại thu nhập cao cho bà con.

Mặt khác, trước đây người ta chủ yếu nuôi lươn theo cách truyền thống trong bùn đất nên rất khó kiểm soát số lượng, khó khăn khi cho ăn. Đó là còn chưa kể tình trạng ô nhiễm môi trường đang gia tằng khiến lươn dễ mắc dịch bệnh và chết, gây thiệt hại. 

Nuôi lươn không bùn trong bề xi măng giúp giải quyết hoàn toàn vấn đề trên, cho phép người nuôi kiểm soát dễ dàng, cho ăn dễ hơn, tránh thất thoát thức ăn. Đặc biệt đảm bảo môi trường nước tốt để lươn phát triển nhanh, hạn chế tối đa bệnh dịch, dễ thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế lợi nhuận lớn hơn nhiều.

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Nuôi lươn không bùn ở trong bể xi măng được tiến hành qua các bước cơ bản sau:

Chuẩn bị bể xi măng để nuôi lươn

Bể nuôi lươn tối thiểu phải tầm 5-10m2, tùy theo số lượng và nhu cầu nuôi mà sẽ xây dựng bể có kích cỡ phù hợp. Thành bể dày tầm 10-15cm, cao tối thiểu 0,8-1m. Trong cần có chỗ thoát nước để thuận tiện hơn cho việc thay nước, chăm sóc dễ dàng hơn. Riêng đáy bể thiết kế dốc tầm 3-5cm để thoát nước dễ, bịt kín lỗ thoát để tránh lươn chui ra. 

Trong bể cần tráng đều xi măng, lót thêm gạch hay bạt lót để lươn không bị trầy xước. Mực nước bơm vào trong bể phải đạt độ sâu khoảng từ 0.2-0.4m. Bên trên bể cần lắp thêm mái che để tránh mưa nắng. 

Xem thêm : Bạt nhựa chống thấm HDPE là gì ?

Chọn lươn giống và thả lươn vào bể

Chọn giống tốt sẽ giúp lươn phát triển khỏe mạnh và nhanh lớn. Theo đó bạn nên chọn lươn giống cỡ 30 – 40 con/kg, kích cỡ đều nhau, màu tươi sáng, lươn linh hoạt và không xây xát, không bị mất nhớt. Nếu có thể hãy chọn lươn thân màu vàng kèm chấm lớn bởi chúng lớn nhanh và kích thước to, còn lươn màu xám tro chậm lớn hơn.

Mật độ thả lươn khoảng 1,5 – 2kg/m2 tương đương cỡ giống 30 – 40 con/kg. Lưu ý trước khi thả lươn cần sát trùng cho lươn với dung dịch muối  nồng độ 2 – 3%.

Chăm sóc và cho lươn ăn

Thức ăn chủ yếu của lươn là cá tạp, tép, ốc bươu vàng đem cắt nhỏ. Có thể kết hợp cho ăn với thức ăn thực vật để giảm bớt chi phí. Riêng 1-2 ngày đầu mới thả lươn thì không cho ăn, đợi lươn thích nghi với bể rồi mới cho ăn. Khi thay đổi thức ăn cần thay đổi từ từ, khi lươn quen với thức ăn mới, tránh thay đổi đột ngột.

cho lươn ăn

Bổ sung thêm vitamin cùng men tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng cho lươn nhằm mục đích giúp lươn tăng trọng tốt. Ngoài ra đối với kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng thì người nuôi cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh, thay nước, đảm bảo môi trường tốt nhất giúp lươn phát triển, hạn chế nguy cơ dịch bệnh.

Thu hoạch lươn thương phẩm

Khi lươn đạt đến kích cỡ thương phẩm, khoảng 150 – 250g/con thì có thể thu hoạch được. Tương đương thời gian nuôi lươn trung bình khoảng 8 cho đến 10 tháng là thu hoạch được. Nhưng trước khi thu hoạch 1 ngày không cho lươn ăn. Đối với mật độ nuôi cao hơn thì năng suất thu hoạch có thể tăng gấp đôi.

Vệ sinh bể và đảo vụ

Lươn sau khi được thu hoạch xong thì bạn có thể vệ sinh bể ngay, chờ tầm 1-2 tuần là có thể bắt đầu cho nuôi vụ tiếp theo được.

Lưu ý khi nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong khâu chuẩn bị ao, nguy cơ dịch bệnh vẫn lớn, đặc biệt chịu ảnh hưởng lớn từ nhiệt độ môi trường. Do đó thay vì nuôi lươn trong bể xi măng thì bạn có thể nuôi trong bể lót bạt, vừa đơn giản, dễ thực hiện mà còn hiệu quả cao hơn, tránh dịch bệnh tốt hơn.

Các bạn có thể tham khảo thêm về bạt nhựa hdpe , vật liệu lót bạt trong bể xi măng phù hợp và rất hiệu quả trong việc nuôi thủy sản trong bể xi măng tại: https://suncogroupvn.com/mang-chong-tham-hdpe/

Để tìm hiểu kỹ hơn về mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt, xin liên hệ: 0989 999 219 (Call/Zalo)

.

 

CHAT ZALO