Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể lót bạt đạt năng suất cao

Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể lót bạt ngày càng được bà con quan tâm và áp dụng phổ biến thay vì mô hình nuôi truyền thống. Vậy kỹ thuật này có những ưu điểm gì và thực hiện như thế nào cho hiệu quả, đạt năng suất cao? Bà con có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây, qua đó chủ động áp dụng đúng cách.

Tại sao nên nuôi cua đồng trong bể lót bạt?

Cua đồng được xem là một loại thủy sản phổ biến và được rất nhiều người yêu thích. Cua chủ yếu dùng để nấu canh rất ngon, thịt thơm, giàu dinh dưỡng, nhất là canxi. Đặc biệt khi mà hiện nay cua đồng tự nhiên rất ít trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn. Do đó mô hình nuôi cua ngày càng lan rộng để đáp ứng nhu cầu người dân.

Nuôi cua đồng có rất nhiều mô hình khác nhau, tuy nhiên các mô hình nuôi truyền thống (như nuôi trong ao đất, trên ruộng có cấy lúa hay đầm hồ…) thường tồn tại hạn chế là cua chậm lớn, dễ mắc bệnh dịch, tỷ lệ thất thoát cao, ô nhiễm môi trường sống.

kỹ thuật nuôi cua đông trong bể lót bạt

Kỹ thuật Nuôi cua đồng trong bể lót bạt là mô hình tiên tiến giúp khắc phục hoàn toàn các hạn chế của kỹ thuật cũ. Đây là mô hình nuôi cua trong bể được lót bạt màng chống thấm HDPE. Mô hình này có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Bà con quản lý con giống dễ dàng hơn.
  • Dễ điều chỉnh thức ăn, tránh dư thừa thức ăn
  • Có thể nuôi được cua đồng với mật độ cao hơn nuôi ngoài tự nhiên.
  • Ổn định nguồn nước trong ao, không sợ thấm nước ra ngoài.
  • Đảm bảo đủ lượng oxy cần thiết cho cua phát triển.
  • Chống chịu với điều kiện môi trường khắc nghiệt rất tốt. 
  • Độ bền cao, bạt có tuổi thọ lên đến hàng chục năm. 
  • Hạn chế dịch bệnh, giúp cua phát triển tốt, lớn nhanh, năng suất cao.
  • Không gây ô nhiễm môi trường nước.
  • Tránh thất thoát cua, thu hoạch dễ dàng, đảo vụ nhanh. 

Chia sẻ kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể lót bạt hiệu quả

Nuôi cua đồng trong bể lót bạt thực chất rất đơn giản, tuy nhiên bà con cũng cần phải nắm vững từng bước thì mới đem lại hiệu quả. Cụ thể như:

  • Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi cua đồng.

Dựa theo nhu cầu nuôi mà bạn làm bể nuôi có kích thước phù hợp. Đảm bảo trung bình kích thước của bể phải ít nhất 50m2, chiều cao của bể phải 1m2 trở lên. Phần đáy bể nên làm nghiêng tầm 30 độ để thuận tiện khi làm hệ thống cấp thoát nước.

Bạt lót ao nên dùng bạt HDPE độ dày tầm 0,3-0,75mm là hợp lý nhất. Nên mua bạt lót hồ tôm chất lượng để đảm bảo độ bền. Bể làm xong thì bạn phủ toàn bột bạt lên bể, cố định chặt đáy và góc cạnh, lắp ống thoát nước bằng nhựa. Bên trên bể nên làm lưới chắn nhằm mục đích tránh cho ánh nắng chiếu vào bể.

Khi làm xong, bạn bơm nước đã qua xử lý vào trong bể là có thể thả cua vào nuôi. – Nước có độ PH khoảng 6,5 – 8 và không bị nhiễm chất độc hại. Ngoài ra có thể lắp đặt thêm hệ thống quạt sục khí hoặc tiểu cảnh khác.

  • Bước 2: Chọn chua giống  lo

Chất lượng con giống quyết định trực tiếp đến số lượng và sự phát triển của tôm sau này. Vì thế bà con lưu ý phải chọn cua giống cùng 1 lứa, như vậy sẽ tránh được tình trạng cua ăn thịt lẫn nhau khi lột vỏ. Cua giống nên chọn kích cỡ đều nhau, tầm 1,2-14,cm, trọng lượng khoảng 350 đến 400con/kg. Cua phải bơi nhanh, khỏe mạnh, không mất bộ phận. 

  • Bước 3: Thả cua giống vào bể trong kỹ thuật nuôi cua đông trong bể lót bạt

Thời gian thích hợp để thả cua giống là từ tháng 2 cho đến tháng 4 hàng năm. Mật độ thả cua tầm 30-50 con/ m2. Bạn nên  thả con giống vào lúc  sáng sớm hoặc chiều mát. 

  • Thức ăn cho cua đồng

Cua đồng vốn là loài ăn tạp, chúng có thể ăn mùn bã hữu cơ, cho ăn cám rang hoặc bột ngô đều được. Đồng thời cua có thể ăn động vật thân mềm như ăn ốc, trai, hến, cá tạp hay giun cỡ nhỏ… Mới đầu chỉ nên cho ăn 1 lần/ ngày vào sáng sớm và lúcchiều tối, khẩu phần ăn tầm 5% trọng lượng tôm. Từ tháng thứ 2 trở đi thì ăn thêm cám công nghiệp, ốc, từ 4- 6 tháng thì cho ăn tăng lên 10%.

cho cua đồng ăn

  • Bước 5: Chăm sóc và vệ sinh bể 

Bà con cần thường xuyên vệ sinh bể nuôi, thay nước trong bể cho sạch, tránh nước bị ô nhiễm. Trong tháng đầu cua còn bé thì cứ 5 ngày sẽ thay nước 1 lần, còn tháng tiếp theo thì 3-4 ngày thay 1 lần. Chú ý bổ sung thêm men vi sinh cũng như vitamin C để cua lớn nhanh. 

  • Bước 6: Thu hoạch cua đồng.

Sau 9-10 tháng nuôi cua là sẽ thu hoạch được, lúc này trọng lượng dao động 50- 55 con/kg). Sau thu hoạch tầm 1 tuần là nuôi vụ mới được.

Hy vọng kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể lót bạt như trên sẽ giúp ích được cho bạn nhiều thông tin hữu ích

 

 

CHAT ZÉP LÀO