Nuôi cá tầm đang mang lại lợi nhuận lớn cho bà con bởi giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao và hạn chế dịch bệnh thì bạn cần nắm được kỹ thuật nuôi cá tầm. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang có ý định nuôi cá tầm thương phẩm thì nên tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây, qua đó chủ động triển khai để có kết quả tốt nhất.
Nội Dung Chính
Đặc điểm sinh học của cá tầm
Cá Tầm là loại cá xứ lạnh có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Chúng thường sống ở nơi có nhiệt độ thấp, đặc biệt là vùng núi cao. Tại Việt Nam đang nuôi 2 giống cá tầm chính là cá tầm Trung Quốc và cá tầm Siberi.
Đặc điểm nổi bật của cá Tầm là kích thước dài (có con dài tời 3 mét), mõm cong vút, là cá không xương, chỉ có sụn, thân cấu tạo 5 hàng sụn, da cá rất dày, không có vảy, đuôi cá chẻ đôi, cá không có răng, mùi dài và có râu. Da cá nhẵn, thường có màu đen hoặc xám.
Tuy nhiên nuôi cá tầm không đơn giản bởi chúng là loài cá có bản tính ưa lạnh, nguồn nước sống phải sạch tự nhiên, phải đảm bảo lượng oxi hòa tan cao thì cá tầm mới phát triển và đạt được trọng lượng tối đa.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, nhu cầu tiêu thụ lớn và giá bán cao nên nuôi cá tầm trong những năm gần đây càng được phổ biến. Cá Tầm không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu, đem lại giá trị cao, thu nhập ổn định nên được nhiều người nuôi.
Kỹ thuật nuôi cá tầm nhanh lớn, năng suất cao
Thực chất nuôi cá tầm cũng không quá khó, chỉ cần đảm bảo đúng kỹ thuật, đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cần thiết thì cá sẽ phát triển tốt. Cụ thể mô hình nuôi cá tầm đúng kỹ thuật được thực hiện như sau:
Chuẩn bị ao/bể nuôi cá tầm
Các bạn có thể nuôi cá tầm ở trong ao bùn đất, bể xi măng hoặc bể lót bạt đều được. Nếu như nuôi trong ao đất thì cần mất công đoạn xử lý ao, cố định bờ ao, khử khuẩn, bờ ao rộng 1,5-2 m để giúp thu hoạch dễ dàng hơn. Tuy nhiên hiện nay mô hình này ít áp dụng bởi mất nhiều thời gian, tỷ lệ cá chết cao và khó chăm sóc, khó quản lý và thu hoạch.
Nuôi cá tầm trong bể lót bạt là mô hình kỹ thuật nuôi cá tầm tiên tiến được nhiều người áp dụng bởi dễ chăm sóc quản lý. Theo đó bạn cần đảm bảo bể xây theo hình tròn hoặc hình chữ nhật để thuận tiện chăm sóc. Bể nuôi cao tầm 2-2,5m để tránh thiếu oxy, cần lắp đặt hệ thống sục khí đảm bảo lượng oxy hoà tan > 5 mg/l. Đồng thời cần làm khung giàn trên bể và lưới che nắng giúp bể cá mát mẻ, tránh cá tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu.
Thông tin hữu ích cho bạn: Bạt lót hồ nuôi cá giá bao nhiêu ?
Lựa chọn cá tầm giống
Đây cũng là khâu rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá tầm mà bạn cần chú ý. Hiện có 2 loại cá giống chủ yếu là cá Tầm nhập khẩu nước ngoài và cá được phối giống sinh sản trong nước. Nếu mua cá giống nhập khẩu thì chi phí cao nhưng đổi lại sẽ đảm bảo được chất lượng con giống hơn là con giống trong nước.
Tuy nhiên hầu hết bà con hiện nay đều chọn cá giống phối trong nước bởi giá rẻ. Theo đó bạn nên chọn cá kích cỡ tầm 50-100 g/con, dài tầm 15 -20cm, kích cỡ cá đều nhau, khỏe mạnh, cá không dị hình, bơi đều khi thả vào chậu.
Thả cá tầm giống vào bể nuôi
Thời điểm thích hợp để thả cá tầm giống là tháng 3 hàng năm, nhiệt độ nước phù hợp để thả cá là 18 độ C đến -26 độ C. Mật độ thả cá trong bể khoảng 2-3 kg cá/m3.
Nhìn chung thì mật độ thả cá sẽ tùy vào kích cỡ cá giống cũng như hàm lượng oxy hòa tan tự nhiên ở trong nước. Đặc biệt khi cá lớn thì bạn có thể san bớt ra bể khác.
Chăm sóc, cho cá tầm ăn thức ăn
Thức ăn chủ yếu của cá tầm là giáp xác nhỏ, các loại sinh vật phù du hay các loại thức ăn công nghiệp theo dạng viên chế biến từ nhà máy thức ăn chăn nuôi đều được.
Khi cho ăn bạn cần xem xét nhiệt độ. Ví dụ nếu trời rét thì cho ăn 1 -2 lần/ ngày, còn nếu thời tiết nóng thì tăng thêm bữa, cho ăn khoảng 3- 4 lần/ngày.
Kiểm tra, theo dõi, thay nước thường xuyên
Chính bởi cá tầm ưa sống trong môi trường nước sạch và lượng oxy ổn định. Do vậy bà con cần hết sức chú ý, kiểm tra nước thường xuyên, thay nước định kỳ để cá phát triển tốt. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tăng đề kháng cho cá.
Thu hoạch cá tầm
Sau khoảng 14 – 16 tháng là bạn có thể thu hoạch, lúc này cá đạt trọng lượng tầm 1,6 – 2 kg/con. Bạn có thể thu tỉa cá lớn và nuôi cá nhỏ tiếp hoặc thu hoạch toàn bộ đều được. Trước 1-2 ngày khi thu hoạch thì cần ngừng cho cá ăn.
Hy vọng với phần chia sẻ kỹ thuật nuôi cá tầm trên đã giúp các bạn nắm được kỹ thuật nuôi cá tầm, qua đó chủ động áp dụng và đem lại hiệu quả cao.
Liên hệ hotline : 0989.999.219 (Call/Zalo) để được tư vấn cách nuôi cá và mua vật liệu giá rẻ nhất