Trong thi công xây dựng, đặc biệt là thi công băng cản nước thì cụm từ ‘khe co giãn’ là thuật ngữ chuyên môn được sử dụng rất phổ biến. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng hiểu rõ khe co giãn là gì? nó có đặc điểm gì? tác dụng gì và bố trí ra sao cho hợp lý? Một vài chia sẻ hữu ích ngay trong bài viết dưới đây của đội ngũ kỹ thuật SunCo Group Việt Nam sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn.
Nội Dung Chính
Khe co giãn là gì?
- Khe co giãn còn được gọi với nhiều tên khác như khe biến dạng hay khe nứt. Đây chính là thuật ngữ dùng để chỉ khoảng hở hẹp cắt dọc công trình thành các khối riêng biệt với nhau. Qua đó tránh xảy ra hiện tượng nứt, phá vỡ kết cấu công trình, biến dạng công trình do dãn nở của vật liệu xây dựng hoặc là do co ngót.
- Khe co giãn thường được sử dụng đối với các công trình có kích thước chiều dài sàn trên 40m, công trình được xây trên nền đất yếu hoặc có địa chất thay đổi phức tạp. Căn cứ vào quy mô công trình, điều kiện nhiệt độ cũng như độ chênh lệch khối lượng…mà khe biến dạng sẽ có kích thước khác nhau, dao động từ 15mm cho đến 500mm.
Xem thêm: cấp phối bê tông những điều bạn cần biết
Các loại khe co giãn phổ biến hiện nay
Ở Việt Nam hiện có 3 loại khe co giãn phổ biến đó là:
– Khe nhiệt: loại này thông dụng nhất và chủ yếu áp dụng cho công trình có chiều dài tương lớn (dao động tầm 50-60 mét). Mục đích thường là nhằm khắc phục hiện tượng co giãn của kết cấu công trình dưới tác động của nhiệt độ môi trường.
– Khe lún: được thiết kế xảy ra tình trạng bị lún lệch, thường bắt đầu từ móng và kết thúc ở mái, được áp dụng nhiều ở công trình có sự chênh lệch lớn giữa các khối nhà, điển hình 1 công trình vừa có cả khối thấp tầng, vừa có cả khối cao tầng.
– Khe kháng chấn: khe này giúp đảm bảo công trình tránh tác động dưới lòng đất, ví dụ như động đất.
Bố trí khe co giãn thế nào cho hợp lý?
- Khi kích thước mặt bằng của công trình quá lớn nhưng lại không có biện pháp kết cấu và thi công an toàn thì cần phải thiết kế khe co giãn. Khoảng cách giữa 2 khe biến dạng sẽ phụ thuộc vào kết cấu ngoài tường và hệ kết cấu chịu lực của công trình.
Ví dụ như: đối với hệ kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối, nếu như tường ngoài mà lắp ghép thì khoảng cách 2 khe co giãn của nó sẽ là 65m, còn nếu tường ngoài liền khối thì khoảng cách của nó thích hợp nhất là 45m.
- Với các công trình xây dựng trên nền đá, nền cọc hay nền đã được gia cố đảm bảo độ lún thì bạn không nên bố trí khe lún bởi có thể gây hư hại cho công trình.
- Ngoài ra khi công trình đã được thiết kế khe kháng chấn thì thì các khe co giãn và khe lún đều phải tuân theo yêu cầu của khe này.
Hy vọng qua bài chia sẽ trên của đội ngũ Công ty TNHH SunCo Group Việt Nam sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu hơn về khe co giãn.
Nguồn: https://suncogroupvn.com/khe-co-gian-va-nhung-dieu-can-biet/