Dán bạt HDPE nếu không đúng cách, không biết cách dán sẽ không mang lại hiệu quả. Thậm chí sau khi dán bạt vẫn bị hở, thấm nước ra ngoài, ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy hải sản. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn dán bạt HDPE ngay sau đây, qua đó chủ động thực hiện đúng cách để đem lại hiệu quả cao, tăng độ bền cho vết nối.
Nội Dung Chính
Khi nào cần dán bạt HDPE?
Dán bạt HDPE là một khâu quan trọng trong quá trình thi công bạt HDPE. Nối dán bạt HDPE thường áp dụng khi thi công bạt lót cho các ao/hồ/bể nuôi thủy hải sản (tôm, cá, cua, ốc, lươn) bằng lót bạt. Do bạt màng HDPE chỉ có khổ nhất định nên khi thi công cần tiến hành nối các tấm bạt lại với nhau.
Dán bạt HDPE chính là việc dán các tấm bạt HDPE lại với nhau bằng keo dính. Có thể là dán chồng các mép bạt lên với nhau hoặc dán các vị trí bạt bị hở, bị thủng, cần dán lại để đảm bảo nước không thấm ra ngoài được.
Các trường hợp cần phải dán bạt HDPE như:
- Giúp nối các tấm bạt lại với nhau nhanh chóng, đồng đều, tạo thành một tổng thể liên kết chắc chắn với nhau.
- Bịt kín các lỗ thủng, vết nứt trên bề mặt bạt HDPE hiệu quả.
- Dán bạt HDPE là cách tốt nhất giúp chống thấm hiệu quả khi thi công các bể lót bạt nuôi thủy hải sản.
Tại sao nên dán bạt HDPE bằng keo?
Để dán bạt HDPE thì cách tốt nhất đó là dùng keo dán. Keo dán bạt HDPE là loại keo chuyên dụng được sử dụng để dán vào vị trí của các mối nối hoặc các vết thủng, vết nứt rách ở trên bạt chống thấm HDPE. Loại keo này được sản xuất riêng gồm các thành phần đặc biệt nên có thể dán bạt hiệu quả ở dưới môi trường nước hoặc dung dịch.
Keo dán bạt HDPE có hình dạng giống như một miếng dán băng keo nhưng có khả năng chống thấm cực kỳ tốt. Keo này không chứa dung môi cũng không bị co giãn, không độc, lực dính tốt. Keo có độ kéo cao, chịu được nhiệt độ thấp và không lo bị nhỏ giọt.
Hiện nay có nhiều loại keo dùng để dán bạt HDPE, tuy nhiên dưới đây là 2 loại keo được sử dụng phổ biến nhất:
- Keo dán bạt Hotgeo
- Keo dán bạt Softgeo
Xem thêm : So sánh keo dán bạt hotgeo và softgeo
Hướng dẫn dán bạt HDPE bằng keo hiệu quả
Thực tế việc dán bạt HDPE bằng keo khá đơn giản. Tuy nhiên để giúp đảm bảo chất lượng mối nối cũng như tính thẩm mỹ thì bạn cần triển khai đúng các bước sau:
Bước 1: chuẩn bị keo dán (keo hotgeo hoặc Softgeo) theo nhu cầu. Đồng thời chuẩn bị các dụng cụ bằng inox hoặc thép (tầm 20-30cm) để đun nóng chảy keo mới dùng được. Kèm với đó là bếp từ hoặc thiết bị có thể đun làm keo nóng chảy.
Bước 2: Kiểm tra và xác định chính xác vị trí bạt HDPE cần nối, cần dán. Từ đó giúp bạn xác định đúng lượng keo cần thiết để dán, tránh mua thiếu hoặc dư thừa. Đồng thời đánh dấu các vị trí cần dán để tránh bị quên.
Bước 3: Tiến hành xử lý bề mặt cần dán keo, loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất cũng như dầu mỡ bám ở 2 mặt của bạt. Qua đó giúp tăng hiệu quả bám dính của keo, chống thấm tốt.
Bước 4: Lấy keo cho vào dụng cụ đun nóng cho tới khi nóng chảy đủ độ và đảm bảo dính kết được thì dừng lại.
Bước 5: nếu là keo dán bạn dùng trực tiếp miếng dán vừa nóng chảy dán trực tiếp lên vị trí cần nối. Sau đó lột bỏ lớp giấy dán ở ngoài và ghép nối với miếng cần ghép. Chỉ cần tầm 1-2 phút là miếng dán sẽ dính chặt với bạt.
Bước 6: Nếu là keo nóng chảy (thường là keo Hotgeo) thì bạn lấy cây quét nhúng vào keo nóng chảy đó rồi quét trực tiếp 1 lớp lên vị trí cần nối dính, dán. Khi quét keo lên 2 mặt của bạt thì bạn lập tức dán chặt 2 mặt đó lại, giữ tầm 1 phút là được.
Bước 7: Chờ tầm 2 tiếng cho keo dán đảm bảo đã dính chặt phát huy tác dụng. Sau đó kiểm tra hết 1 lượt, có thể đổ nước vào kiểm tra cho chắc chắn.
Một số lưu ý quan trọng khi dán bạt HDPE
Để đảm bảo mối nối, mối dán hiệu quả, bạn cần chú ý:
– Sử dụng loại keo dán chất lượng, chính hãng và phù hợp
– Nên tham khảo ý kiến của người bán hàng để được tư vấn lựa chọn loại keo dán phù hợp nhất, giúp tăng độ bền và hiệu quả chống thấm.
– Nếu không có kinh nghiệm thì không nên tự dán bạt mà hãy liên hệ với thợ/dịch vụ uy tín để được hỗ trợ dán bạt HDPE hiệu quả.
Trên đây là những hướng dẫn dán bạt HDPE, nếu còn bất cứ vấn đề gì cần tư vấn, xin liên hệ hotline 0989.999.219 (Call/Zalo)