Độ kiềm trong ao nuôi tôm đóng vai trò như thế nào?

Độ kiềm trong ao nuôi tôm là một trong các yếu tố quan trọng khi nuôi tôm mà bà con cần hết sức lưu ý. Vậy độ kiềm ở trong ao hồ nuôi tôm là gì? Vai trò như thế nào và làm thế nào để tăng độ kiềm? Nếu bà con đang quan tâm về vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua những chia sẻ cụ thể dưới đây của Suncogroup nhé.

Tìm hiểu về Độ kiềm trong ao nuôi tôm

Khi nuôi tôm, quan trọng nhất chính là đảm bảo môi trường thuận lợi để tôm phát triển. Trong đó yếu tố quan trọng là đảm bảo độ kiềm trong nước phù hợp giúp tôm thuận lợi thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt, tránh bị chết.

Có thể hiểu đơn giản, độ kiềm trong ao nuôi tôm chính là khả năng trung hòa axit của nước ở trong ao nuôi. Nói cách khác đó là khả năng nhận (H+) của nguồn nước nuôi tôm có hòa tan bazơ. Tức là khi nước có hàm lượng axit cao thì nước có độ kiềm tốt sẽ thu nhận (H+) làm trung hòa bazơ. Độ kiềm này được thể hiện thông qua tổng số những ion có tính bazo trong, ví dụ như bicarbonat hoặc hydroxit.

độ kiềm trong ao nuôi tôm
kiểm tra độ kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm thích hợp để nuôi tôm rất đa dạng, phụ thuộc vào loại tôm mà bạn nuôi. Ví dụ với tôm thẻ chân trắng thì độ kiềm phù hợp là 120 -180mg CaCO3/l còn với tôm sú thì độ kiềm thích hợp nhất là 80-120 CaCO3/l.

Vai trò, tầm quan trọng của độ kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm trong ao có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển, sinh sản của tôm. Cụ thể:

– Độ kiềm quá thấp hoặc quá cao sẽ làm tăng mật độ khí độc trong ao nuôi tôm. Vì thế khiến tôm chậm lớn, hấp thu kém, thậm chí là dễ bị chết hàng loạt.

– Bên cạnh đó, độ kiềm trong ao tôm mà không đảm bảo phù hợp có thể làm phát sinh tảo, tảo rong rêu phát triển. Từ đó gây ảnh hưởng tới môi trường sống của tôm, tăng nguy cơ phát dịch bệnh, tôm chậm lớn và dễ chết hơn.

– Thêm vào đó nếu độ kiềm mà quá thấp, tương ứng với độ pH trong ao thấp thì tôm rất dễ bị stress, tôm chậm phát triển và tăng tỷ lệ chết.

– Ngoài ra nếu không đảm bảo độ kiềm phù hợp thì tôm sẽ chậm lột xác hơn, tôm chậm lớn, tỷ lệ chết nhiều, dễ mắc các bệnh mềm vỏ..

Như vậy có thể thấy độ kiềm trong ao nuôi tôm có ảnh hưởng và quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng phát triển của tôm. Một khi tôm chậm lớn, tôm chết sẽ gây thua lỗ, ảnh hưởng đến tài chính thu nhập của người nuôi.

Chính vì vậy, trong quá trình nuôi tôm, bà con cần chú ý thường xuyên kiểm tra theo dõi, nắm bắt độ kiềm của nước. Qua đó kịp thời xử lý nếu như độ kiểm giảm hay tăng bất ngờ, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm.

Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm hiệu quả

Trong quá trình nuôi tôm rất dễ xảy ra tình trạng độ kiềm trong ao bị giảm ảnh hưởng tới tôm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của nhiễm thể hai mảnh, vẹm hến, do đáy ao bị nhiễm phèn hoặc ao nuôi tôm bị đóng rong…

Lúc này để nâng cao độ kiềm trong ao nuôi tôm thì bạn cần tìm ra nguyên nhân, xác định nguyên nhân do đâu để từ đó có biện pháp can thiệp hiệu quả, tận gốc.

– Trước tiên bạn cần vệ sinh, loại bỏ hết vẹm, ốc, hến và nhiễm thể 2 mảnh có ở  trong ao nuôi để giúp nhanh chóng nâng độ kiềm cho ao tôm.

– Tiếp đó bạn dùng vôi bột để xử lý. Đây được xem là cách tăng độ kiềm cho ao tôm khá đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tỷ lệ rắc vôi tầm 2-3kg với khoảng 100m3 nước, bạn hòa vôi bột với nước rồi tạt xuống ao. Thời điểm thích hợp là lúc 10h tối, chú ý làm liên tục vài ngày giúp tăng độ kiềm trong nước. 

– Nếu trong ao mà có nhiều rong và tảo thì cần dùng các chế phẩm vi sinh để loại bỏ tảo, giúp vi khuẩn vibrio phát triển, giảm nồng độ khí độc NH3/NO2 và tạo môi trường tốt nhất cho tôm sinh sản phát triển.

– Ngoài ra bạn có thể sử dụng bạt nhựa hdpe để lót ao để điều hòa được độ kiềm và độ ph trong ao nuôi tôm

nuôi tôm trong ao lót bạt kiểm soát độ kiềm
nuôi tôm trong ao lót bạt kiểm soát độ kiềm tốt

Hy vọng với chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về độ kiềm trong ao nuôi tôm và cách tăng độ kiềm khi cần.  Ngoài các cách trên, bạn nên chú ý bổ sung các loại khoáng chất và vitamin C giúp tôm tăng sức đề kháng, lột vỏ đồng đều và nhanh hơn.

Thông tin hữu ích cho bạn : Kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp tăng năng suất cao

 

CHAT ZÉP LÀO