Các đặc điểm của nước nuôi thủy sản bạn cần biết

Việc nắm được các đặc điểm của nước nuôi thủy sản có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó giúp bà con điều chỉnh được chất lượng nước phù hợp, giúp thủy sản thích nghi và phát triển tốt. Vậy nước nuôi thủy sản có những đặc điểm gì? Có mấy đặc điểm, cụ thể ra sao? Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Tại sao cần quan tâm đến đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

Bạn nên biết rằng chất lượng nước (chất lượng môi trường nuôi thủy sản) chính là yếu tố vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Các cụ xưa có câu ‘nuôi tôm là nuôi nước’ bởi vì chất lượng nước sẽ quyết định trực tiếp đến khả năng sống, thích nhi, hiệu quả thức ăn, tốc độ sinh trưởng cũng như tỷ lệ sống sót của thủy sản trong ao nuôi.

đặc điểm của nước nuôi thủy sản

Nếu như chất lượng nước nuôi thủy sản mà không đảm bảo sẽ khiến thủy sản khó thích nghi, dễ nhiễm bệnh tật, chậm lớn, sinh sản chậm hoặc thậm chí là chết do nhiễm độc. Ngược lại nếu chất lượng nước nuôi tốt, đảm bảo sẽ giúp thủy sản sinh trưởng tốt, lớn nhanh, ít bị nhiễm bệnh và đạt năng suất cao hơn.

Mà chất lượng của nước nuôi thủy sản quyết định bởi nhiều đặc điểm khác nhau và được đánh giá bằng nhiều thông số, cần được kiểm tra liên tục để xử lý nước kịp thời. Nói cách khác, khi nắm được đặc điểm của nước nuôi thủy sản sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt, đảm bảo chất lượng nước tốt, giúp việc nuôi thủy sản thuận lợi và hiệu quả.

Thông tin cho bạn : Nuôi trồng thủy sản là gì?

Có mấy đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

Đặc điểm nước nuôi thủy sản thường bao gồm những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, nước nuôi thủy sản phải có độ kiềm phù hợp

Đây là đặc điểm quan trọng nhất quyết định đến sự sống và phát triển của thủy sản. Đây được hiểu là khả năng hoà tan các chất vô cơ và các chất hữu cơ có trong môi trường ao nuôi. Độ kiềm phù hợp để thủy sản phẩm triển tốt là từ 80 – 180 mg CaCO3/L, nếu như độ kiềm mà quá thấp hoặc quá cao sẽ khiến thủy sản dễ nhiễm độc, chúng hấp thu kém, chậm lớn, thậm chí còn dễ nhiễm dịch bệnh và bị chết hàng loạt.

Vì vậy cần xử lý để đảm bảo độ kiềm phù hợp. Nếu như độ kiềm của nước quá thấp thì bạn dùng vôi bột xử lý với tỷ lệ từ 20 – 30kg cho 1.000 m3 hoặc dùng Dolomite từ 5 – 7 kg/1.000 m3. Nếu độ kiềm cao thì dùng đường mật hoặc là đường cát để xử lý với lượng 3 – 5 kg/1.000 m3 nước. Nhưng nhớ tăng/giảm độ kiềm 1 cách từ từ 2 – 3 ngày.

Thứ hai, khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước

Đây là 1 trong các tính chất của nước nuôi thủy sản mà bà con cần phải nắm được khi nuôi. Bởi hầu hết thủy sản đều là động vật biến nhiệt. Cho nên nếu như nhiệt độ của nước trong ao nuôi mà quá cao hoặc là quá thấp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ cơ thể của thủy sản. Vì vậy mà thủy sản sẽ sinh trưởng kém, chậm lớn, chậm phát triển.

chất lượng của nước

Do đó khi nuôi thủy sản cần hết sức chú trọng đến khả năng điều hòa nhiệt của nước. Bạn có thể thả thêm bèo tây vào trong ao/bể nuôi thủy sản để giúp hạn chế nắng nóng vào mùa hè cũng như giảm bớt nhiệt độ lạnh vào mùa đông. Ngoài ra có thể thả thêm cá chịu rét vào cùng để giúp thủy sản thuận lợi phát triển.

Thứ ba, thành phần oxi (O2) thấp hơn tp cacbonic (CO2).

Thành phần oxy (O2) được xem là dưỡng khí quan trọng đối với thủy sản bởi nó quyết định sự sống và sự phát triển của thủy sản. Nếu như tp oxy mà thấp hơn quá nhiều so với CO2 trong nước nuôi thủy sản có thể khiến thủy sản ngộ độc, nhiễm độc mà chết.

Do vậy bạn cần chú ý đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng O2 giúp thủy sản phát triển. Ví dụ như lắp đặt hệ thống máy sục khí để tạo oxy hoặc các biện pháp khác. 

Nhìn chung nuôi trồng thủy sản có thể thực hiện trong trong nhiều môi trường nước khác nhau như ngọt, nước lợ hoặc nước mặn…Tuy nhiên dù là môi trường nào thì các bạn cũng cần đảm bảo đầy đủ các tính chất và đặc điểm của nước nuôi thủy sản. Nhờ đó giúp việc nuôi thủy sản thuận lợi, dễ dàng, ít dịch bệnh và đạt năng suất cao.

Để được tư vấn cụ thể hơn về các loại đặc điểm nước nuôi thủy sản, bà con liên hệ trực tiếp qua số hotline: 0989 999 219 (tư vấn miễn phí.).

 

CHAT ZÉP LÀO