Đa kiềng là một trong những thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong xây dựng, đặc biệt là trong thi công gia cố nền móng đất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đà kiềng là gì, vai trò tác dụng của nó ra sao và thi công đà kiềng thế nào cho hiệu quả? Chính vì vậy nội dung bài viết sau xin cung cấp đầy đủ thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về đà kiềng.
Nội Dung Chính
Đà kiềng là gì?
Các chuyên gia SunCo Group Việt Nam cho rằng, đà kiềng chính là các đoạn giằng cột nhằm nối các cột lại với nhau, chủ yếu là nối ở chân cột nhưng sẽ cao hơn so với bị trí đài móng. Nói dễ hiểu hơn thì đà kiềng là việc giằng các chân cột móng lại với nhau nhằm mục đích giúp cho các cột được ổn định hơn, đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa các chân cột, tránh cột không bị ngả nghiêng lỏng lẻo trong khi xây dụng.
Tuy nhiên vẫn có một số người bị nhầm lẫn giữa đà kiềng với dầm móng, thậm chí coi đà kiềng chính là dầm mòng. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi vì đà kiềng khác với dầm móng, đây là 2 bộ phận hoàn toàn khác nhau và chức năng của nó cũng khác nhau.
Đà kiềng chủ yếu là giúp đỡ cột, hỗ trợ chịu lực 1 phần cho cột, kết hợp cùng với cột để tạo ra một bộ khung chắc chắn nhất cho ngôi nhà, đảm bảo kiên cố, nhất là ở các khu vực có nền đất yếu, dễ sụt lụn cần phải có đà kiềng.
Trong một số trường hợp đặc biệt, thiết kế nhà chỉ dầm móng và tường nhà sẽ được xây trực tiếp lên dầm móng thì lúc đó dầm móng chính là đà kiềng.
Đà kiềng tiếng anh là gì?
Với thuật ngữ theo quy chiếu xây dựng của quốc tế, đà kiềng tiếng anh được gọi là abstained. Đây là một thuật ngữ quan trọng được sử dụng nhiều trong các công trình thi công xây dựng.
Tác dụng của đà kiềng là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà đà kiềng lại được áp dụng nhiều trong xây dựng, tất cả là bởi đà kiềng đem lại những tác dụng vô cùng to lớn như sau :
– Đà kiềng giúp cho nền móng không bị lún, không bị lệch, nó liên kết với cột, chịu lực cùng cột nên tạo được sự vững chãi cho toàn bộ công trình, nhất là ở nơi nền đất yếu.
– Đà kiềng còn giúp chịu được lực uốn cho căn nhà. Đặc biệt là các công trình nhà ở phố xá đô thị nhà cửa san sát nhau, đa phần nhà xây sử dụng cọc cừ hoặc móng cọc bê tông cốt thép nên cần phải có đà kiềng để giúp cột và cọc không bị lệch tâm.
– Đà kiềng có vai trò định vị chân cột, đảm bảo khoảng cách giữa các chân cột hợp lý, không bị thay đổi ngay cả khi thi công xây dựng phía trên ngôi nhà.
– Kết hợp cùng với toàn bộ kết cấu công trình như dầm, cột và khung để chống lại sự lún lệch, nhất là với các công trình muốn xây dựng nhiều ở phần bên trên.
– Góp phần chịu tải trọng toàn bộ tường, tránh xảy ra tình trạng nứt tường tầng trệt , không sợ tường nhà bị nứt trong quá trình sử dụng.
Kích thước của đà kiềng
Tùy theo từng công trình cũng như kích thước móng mà kích thước đà kiềng cũng sẽ có sự thay đổi nhất định. Cụ thể như sau :
Đá kiềng móng
+ Đối với nền móng đơn và đà kiềng móng cọc là có kích thước lớn: thì cao độ của đà kiềng sẽ thấp hơn 7-10cm so với nền đã hoàn thiện. Tuy nhiên như vậy thì dễ làm nước thấm vào nền, khiến cho tưởng bị ẩm mốc, làm giảm chất lượng công trình.
+ Cao độ của đà kiềng ngang bằng với đà kiềng dọc và cao độ đài cọc, thích hợp với những vị trí không có xe tải qua lại.
+ Cao độ đà kiềng ngang bằng với cao độ đài cọc, đáy của đà kiềng dọc sẽ bằng với cao độ đài cọc. Kích thước này thích hợp với nhà phố xá, dễ lắp đặt hệ thống cấp thoát nước,
Hướng dẫn thi công đà kiềng hiệu quả, nhanh gọn
Thi công đà kiềng còn tùy theo diện tích từng công trình, thường thì với các công trình xây dựng lớn và cần thi công nhanh thì các bạn có thể thi công đà kiềng cùng với coppha làm bằng gạch, đồng thời bố trí thêm thép tăng cường. Qúa trình thi công như sau:
– Đầu tiên cần phải gia công và lắp dựng cốt thép
– Tiếp đó gia công cốt đai và cốt dọc theo đúng với kích thước của bản thiết kế
– Buộc thép tạo thành khung rồi lắp đúng vào vị trí
– Buộc viên kê dày vào cốt thép để giúp lớp bê tông dày hơn, bảo vệ tốt cho cốt thép.
– Sau đó tiếp tục gia công để lắp dựng ván khuôn gỗ, đóng khuôn gỗ đó thành hộp
– Đặt ván khuôn vào đúng vị trí thiết kế và cố định ván bằng cây gỗ 3×5
– Đổ bê tông mác 200, vệ sinh sạch sẽ ván khuôn và cốt thép rồi thành nghiệm thu
– Trộn bê tông rồi đổ vào khuôn đó, nhớ dùng đầm dùi để đầm kỹ
– Cuối cùng bạn tháo ván uốn ra sau 1 ngày đổ bê tông
Mong rằng với những chia sẻ chi tiết trên đã có thể giúp các bạn nắm được đà kiềng là gì, tác dụng của nó cũng như cách thi công đà kiềng hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì cần giải đáp, xin liên hệ qua hotline 0989.999 219 (Call/Zalo)
Xem thêm thông tin hữu ích : hardener là gì ?