Nuôi tôm kiểng (tôm cảnh) ngày càng trở nên thông dụng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên vì là tôm cảnh nên nếu sai kỹ thuật hoặc thiếu oxy sẽ dễ khiến tôm bị chết. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ bật mí với bạn cách nuôi tôm kiểng cực hiệu quả, đơn giản, thậm chí không cần oxy mà tôm vẫn phát triển khỏe mạnh.
Nội Dung Chính
Tìm hiểu đặc điểm của tôm kiểng
Tôm kiểng chính là tôm cảnh, thích hợp sống trong môi trường nước ngọt giống như một số loài cá cảnh thủy sinh khác. Điểm đặc biệt của tôm kiểng là nó có nhiều màu sắc bắt mắt khác nhau rất bắt mắt. Nhiều người thường nuôi trong bể kính trong nhà, giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cũng như phong thủy cho căn nhà.
Tuy nhiên khác với tôm thương phẩm thì nuôi tôm kiểng sẽ đòi hỏi môi trường sống và cách chăm sóc khác nhau. Hơn nữa vì nuôi để làm cảnh nên càng cần phải chú ý đến môi trường nuôi, thức ăn. Mặc dù nuôi khá đơn giản nhưng nếu bạn không nắm vững kỹ thuật thì chỉ 1 thời gian tôm có thể bị chết.
Hướng dẫn cách nuôi tôm kiểng đơn giản, hiệu quả
Nhìn chung nuôi tôm kiểng khá đơn giản, chỉ cần các bạn nắm vững các kỹ thuật cơ bản thì sẽ giúp nuôi tôm dễ dàng. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị hồ nuôi tôm kiểng
Môi trường nuôi tôm ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của tôm cảnh. Theo đó bạn cần đảm bảo tạo hồ cá có môi trường thuận lợi nhất, cung cấp đủ oxy cho cá cũng như các thành phần khác. Theo đó bạn cần làm hồ để nuôi cá cảnh như sau:
+ Xác định kích thước và đào ao theo bản vẽ đó
+ Dùng bạt lót (bạt màng HDPE) để lót đáy ao, phù kín các bờ góc ao.
+ Thiết kế thêm bộ lọc để phân phối oxy
Thực tế thì nuôi tôm cảnh trong ao lót bạt chính là cách nuôi tôm kiểng không cần oxy khá hiệu quả, bạn có hoặc không cần lắp máy sục oxy cũng được.
+ Ngoài ra các bạn nên chuẩn bị thêm sỏi, đá, nham thạch, cây thủy sinh để vừa tạo nơi trú ẩn cho tôm, vừa tăng thêm thẩm mỹ cho hồ cá.
Xem thêm : Báo giá bạt lót hồ nuôi tôm
Lựa chọn tôm kiểng giống
Để nuôi tôm kiểng hiệu quả, giảm tỷ lệ chết thì các bạn cần chú ý chọn tôm giống chất lượng. Tôm cảnh có nhiều loại với nhiều mức giá, có loại vài chục có loại hàng triệu đồng, tùy theo kinh tế mà bạn chọn giống tương ứng.các tiêu chuẩn sau:
– Nên chọn tôm có màu đỏ hoặc cam, xanh, trắng lạ mắt
– Tôm bơi khỏe và năng động, leo trèo nhanh và còn nguyên 2 càng + 8 chân
– Chỉ nên mua tôm kiểng giống ở địa chỉ uy tín và đã có kiểm dịch
Tôm giống chọn xong thì bạn cho vào hộp đựng, cho thêm ít nước cũ ngập đầu tôm rồi sủi oxy cho chúng. Đợi khi vận chuyển về nhà thì thả vào hồ sau.
Thức ăn cho tôm kiểng
Điều quan trọng trong cách nuôi tôm kiểng cảnh đó là việc cho tôm ăn thế nào cho khoa học. Tôm kiểng là giống ăn tạp và có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. 3 loại thức ăn chính là bạn cần bổ sung khi nuôi tôm kiểng đó là:
+ Thức ăn chính (các loại cá nhỏ, trùm chỉ hay rong rêu, cây thủy sinh, cải luộc…)
+Thức ăn bổ sung thêm (cà rốt hay viên tảo, lá dâu, dưa chuột)
+ Thức ăn khô (chủ yếu là thức ăn tổng hợp dạng viên).
Về lượng thức ăn bạn nên chi nhỏ hàng ngày, tăng bữa ăn nhưng mỗi bữa chỉ số lượng vừa phải. TRánh cho ăn quá nhiều, thức ăn thừa sẽ gây ô nhiễm nước.
Chăm sóc, theo dõi quá trình tôm kiểng lột vỏ
Khi nuôi tôm kiểng bạn cần lưu ý đó là đến thời kỳ lột vỏ thì tôm sẽ bỏ ăn vài ngày. Đồng thời trên vỏ thấy xuất hiện 2 đốm trắng mờ mờ sau góc mắt. Nếu thấy hiện tượng này, hãy đặt tôm ra chiếc hộp riêng, chăm sóc cho tới khi tôm lột xác thành công. Thường tôm kiểng sẽ sẽ lột xác tầm 11 lần nên nhớ chú ý theo dõi.
Nên nuôi chung và không nuôi chung tôm kiểng với con gì?
Thông thường với hồ cá cảnh sẽ nuôi kết hợp nhiều loại khác nhau để tạo ra sự sinh động. Với tôm kiểng, bạn chỉ nên nuôi cùng với các loại như: cá bống vàng, cá chuột hay cá trâm, cá Pleco… Không nên nuôi cùng với cá Danios, thủy tinh hay cá bảy màu rừng…bởi vì chúng có thể tấn công lẫn nhau.
Mong rằng với những chia sẻ bên trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách nuôi cá cảnh sao cho hiệu quả nhất. Nếu còn vấn đề gì cần tư vấn về cách nuôi hoặc làm hồ nuôi cá cảnh, gọi điện trực tiếp qua đường dây nóng: 0989 999 219 (Call/ZalO)