Ao nuôi tôm thường xuyên xuất hiện khá nhiều tảo độc, nếu không xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến tôm. Thậm chí có thể khiến tôm bị ngộ độc và chết hàng loạt. Chính vì thế việc phát hiện sớm các loại tảo trong ao nuôi tôm sẽ giúp bà con kịp thời khắc phục, ngăn chặn rủi ro xảy ra khi nuôi tôm. Bà con có thể tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết một số loại tảo phổ biến.
Nội Dung Chính
Các loại tảo trong ao nuôi tôm phổ biến hiện nay
Tảo có rất nhiều loại khác nhau nhưng một số loại phổ biến thường xuất hiện ở trong ao tôm thì phải kể tới một số loại sau:
- Tảo khuê: Tảo khuê còn được gọi là tảo silic hay tảo cát. Tảo này có cấu tạo đơn bào nhưng khi ở dạng đa bào hoặc dạng xoắn thì chúng sẽ mắc vào mang tôm làm cản trở hô hấp của tôm. Đặc biệt hơn khi chúng phát triển quá mức có thể khiến cho nước ao bị đục, chuyển sang màu vàng hoặc nâu.
- Tảo lam: Tảo lam hay còn gọi là tảo sợi trong ao nuôi tôm bởi vì chúng có dạng hình sợi, chúng liên kết tạo thành chuỗi hạt dị hình. Kích thước của tảo lam khá lớn, có thể dài tới vài mm, bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi thấy nước trong ao nổi ván xanh, nước ao xanh đậm, nước trong ao nở hoa.
- Tảo lục: Một số tảo lục phổ biến như Nannochloropsis sp., Scenedesmus sp…Tảo có kích cỡ nhỏ, không độc nhưng khi chúng phát triển mạnh sẽ làm giảm hàm lượng chất hữu cơ lẫn lượng muối dinh dưỡng trong ao.
- Tảo mắt: Tảo mắt thường hay xuất hiện ở các ao nuôi tôm bằng nước ngọt. Chúng thường xuất hiện khi môi trường ao tôm bị bẩn, ô nhiễm. Bạn có thể phát hiện qua các dấu hiệu như mặt ao nổi váng màu xanh, đỏ hoặc vàng nâu…
- Tảo giáp: Trong số các loại tảo trong ao nuôi tôm phải kể đến tảo giáp. Chúng chủ yếu hình thành ở nước mặn, có hình cầu hoặc hình sợi và di chuyển rất nhanh. Khi tảo giáp lớn mạnh sẽ khiến nước ao có màu nâu đỏ, mặt nước xuất hiện váng màu nâu đỏ. Tôm khi nuốt phải tảo này sẽ bị tắt ngẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột và chết.
Các loại tảo trong ao nuôi tôm nguy hại như thế nào?
Nếu ao nuôi tôm mà xuất hiện nhiều tảo, nhất là tảo độc có thể gây ra những vấn đề lớn và rất nghiêm trọng. Cụ thể như:
- Tảo độc trong ao nuôi tôm có thể tiết ra các chất độc trực tiếp vào trong nước ao, từ đó khiến tôm bị chết ngay lập tức.
- Tảo lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến nước ao tôm bị đục, ảnh hưởng đến chất lượng nước và tôm sẽ dễ mắc dịch bệnh.
- Tảo làm giảm chất lượng nước và gây ra thiếu nguồn oxy cho tôm, là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn.
- Tảo là tác nhân gây ra các biến động lớn về độ pH lẫn độ kiềm trong ao, đó đều là yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
- Một số tảo độc còn bám vào mang và thân tôm gây khó khăn cho hô hấp và lột xác
- Ao tôm xuất hiện tảo còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển.
Cách phòng ngừa tảo trong ao nuôi tôm hiệu quả
Để phòng ngừa tảo xuất hiện cũng như tránh tình trạng tôm mắc bệnh tật do tảo gây ra thì giới chuyên môn khuyến cáo bà con cách tốt nhất đó chính là nuôi tôm ở trong ao lót bạt HDPE. Đây là mô hình tiên tiến, sử dụng bạt chống thấm HDPE với bề mặt trơn nhẵn nên vi khuẩn và tảo không thể phát triển được, từ đó tránh hình thành tảo trong ao.
Không chỉ vậy nuôi tôm trong ao lót bạt còn có nhiều tác dụng khác như:
- Cân bằng độ pH, độ kiềm, oxy tốt cho ao.
- Ổn định nguồn nước và chất lượng nước ao tôm.
- Hạn chế dịch bệnh, giúp tôm phát triển tốt, năng suất cao hơn.
- Nuôi được tôm với mật độ cao hơn, lớn nhanh hơn.
- Dễ phát hiện và xử lý tảo nếu có.
- Dễ thu hoạch và nhanh đảo vụ mới.
Nuôi tôm trong ao lót bạt HDPE thì bà con có thể sử dụng lâu dài đến hàng chục năm. Chi phí đầu tư ban đầu rất thấp, gần như ko phải lo lắng về công đoạn cải tạo ao, sau 1 tuần thu hoạch là nuôi ngay vụ mới được.
Xem thêm : Báo giá bạt lót hồ tôm giá rẻ
Hy vọng với những phân tích trên đã giúp bà con nắm được các loại tảo trong ao nuôi tôm cũng như biết cách phải làm sao để phòng ngừa tảo cho ao tôm. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua hotline: 0989 999 219.